Bà Rịa – Vũng Tàu: 2/3 dự án du lịch sinh thái trong rừng bị chậm tiến độ và thu hồi

Alomuabannhadat – Theo thống kê, hiện toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 67 dự án đầu tư kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái trong rừng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được UBND tỉnh đồng ý chủ trương đầu tư.

Đến nay, có 13 dự án chậm triển khai đã được UBND tỉnh thu hồi chủ trương đầu tư, 27 dự án đang tiếp tục thực hiện đầu tư và 27 dự án chậm tiến độ.

Các dự án đầu tư du lịch sinh thái trong rừng bị chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân như: thủ tục cấp giấy phép xây dựng còn chồng chéo, việc chuyển đổi mục đích đất rừng sang đất xây dựng công trình còn nhiều vướng mắc, việc xin gia hạn chủ trương đầu tư của một số dự án chưa được giải quyết.

Bên cạnh đó, một số dự án gặp khó khăn trong việc hỗ trợ, bồi thường thành quả lao động cho người nhận khoán rừng hoặc tự khai hoang nằm trong quy hoạch của dự án…

Sắp tới, UBND tỉnh gia hạn chủ trương đầu tư cho một số dự án du lịch sinh thái dưới tán rừng có tiềm năng.

Được xây gì trong rừng đặc dụng ?

Việc xây dựng công trình hạ tầng trong rừng đặc dụng cũng được quy định cụ thể tại Thông tư 27/VBHN-BNNPTNT:

Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: Được lập các tuyến đường mòn, lều trú chân, cắm biển chỉ dẫn để tuần tra kết hợp phục vụ dịch vụ du lịch sinh thái. Tuyệt đối không được làm thay đổi cảnh quan tự nhiên của khu rừng. Tuyến đường mòn quy định tối đa không quá 1,5 mét chiều rộng. Trong xây dựng, không được có những hành vi xâm hại đến sinh cảnh sống của những loài động vật.

Trong phân khu phục hồi sinh thái: Được mở các đường trục chính, xây dựng công trình để bảo vệ và phát triển rừng kết hợp phục vụ các hoạt động dịch vụ - du lịch. Mức độ tác động của các công trình hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái tối đa là 20% tổng diện tích được thuê môi trường rừng đặc dụng đối với diện tích thuê từ 50 ha trở xuống, trong đó cho phép sử dụng 5% diện tích được thuê để xây dựng các công trình kiến trúc cơ sở hạ tầng, 15% diện tích còn lại được làm đường mòn, điểm dừng chân, bãi đỗ xe; Đối với diện tích thuê lớn hơn 50 ha, mức độ tác động tối đa là 15% tổng diện tích được thuê, trong đó cho phép sử dụng 5% diện tích được thuê để xây dựng các công trình kiến trúc cơ sở hạ tầng, 10% diện tích còn lại được làm đường mòn, điểm dừng chân, bãi đỗ xe. Phần diện tích được thuê các công trình hạ tầng phải được xác định rõ trên bản đồ và phân định rõ ngoài thực địa, thông qua hệ thống biển báo.

theo CafeLand

  • Facebook
  • Chia sẻ

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Đọc thêm

Gỡ khó cho 61 dự án bất động sản đang “mắc kẹt”
Nóng trong tuần: Bùng phát tranh chấp giữa khách hàng và chủ đầu tư
Thừa Thiên Huế: Chậm tiến độ, Tisco Huế phải trả lại dự án nhà ở sinh viên 8.000m2
Quảng Nam: Dự án treo - treo đến bao giờ?
Cận cảnh dự án đội vốn lên 1.000 tỷ đồng, thi công dang dở ở Buôn Ma Thuột
Quảng Bình: Kiên quyết thu hồi các dự án đầu tư không triển khai, chậm tiến độ
Bắc Ninh: 1 dự án “chây ì” thực hiện nghĩa vụ tài chính hơn 175 tỷ đồng
Dự án khu nhà ở của Công ty Hải Duy tại quận 2: Hơn 40 hộ dân cầu cứu
Hà Nội: Mạnh tay xử lý các dự án "rùa bò"
Điểm mặt hàng loạt dự án ‘đắp chiếu’ đã hết thời gian gia hạn tại đô thị biển Cửa Lò