Đà Nẵng tháo “nút thắt” cho dự án Làng Đại học "treo" 23 năm
Để gỡ “nút thắt” cho dự án Làng Đại học (ĐH) bị “treo” suốt 23 năm qua, Đà Nẵng dự kiến xây khu tái định cư rộng khoảng 10-12ha để bổ trí cho người dân vùng giải tỏa.
Alomuabannhadat - Sáng 27/4, UBND thành phố Đà Nẵng đã có buổi làm việc với Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng và lãnh đạo Đại học Đà Nẵng nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của Dự án Làng Đại học Đà Nẵng tại Hòa Quý – Điện Ngọc.
Dự án Làng Đại học Đà Nẵng tại Hòa Quý – Điện Ngọc
Tại buổi làm việc, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Vũ, Giám đốc Đại học Đà Nẵng cho biết, Dự án Làng đại học Đà Nẵng bị “treo” nhiều năm do khó khăn về ngân sách, nhưng cuối năm 2019, Thủ tướng Chính phủ đã duyệt 1.000 tỷ đồng cho giai đoạn đầu tư trung hạn 2016 - 2020 để triển khai.
Tuy nhiên, hiện việc bố trí tái định cư bị chậm trễ, dẫn đến việc giải ngân cho dự án giải phóng mặt bằng không thực hiện được, việc bố trí nguồn vốn bố trí cho dự án sẽ bị thu hồi. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai dự án giai đoạn hiện tại cũng như bố trí vốn trung hạn cho các giai đoạn tiếp theo.
Về phía thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản đề nghị thành phố giao Trung tâm phát triển quỹ đất tư vấn lập dự án bồi thường, giải phóng mặt bằng 40ha tại phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn.
Đồng thời, đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến về đơn vị thẩm định kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng 40 ha do Trung tâm Phát triển Quỹ đất thành phố lập, làm cơ sở cho Bộ Giáo dục Đào tạo phê duyệt dự án.
UBND thành phố Đà Nẵng cho biết, để triển khai dự án, cần phải bố trí tái định cư để di dời những hộ dân trong phạm vi 40ha sẽ giải phóng mặt bằng. Kết quả thực hiện còn châm do chưa có kế hoạch kinh phí cụ thể và chưa rõ nguồn ngân sách trung ương hay ngân sách địa phương để xây dựng các khu tái định cư.
Do đó, đề nghị phía Bộ Giáo dục và Đào tạo điều chỉnh lại quy định bố trí kinh phí dự án bồi thường giải phóng mặt bằng, bao gồm cả kinh phí để thực hiện tái định cư trong việc bố trí vốn cấp năm 2020 là 400 tỷ đồng.
Đồng thời đề nghị phía Trường Đại học Đà Nẵng phối hợp với các sở ngành địa phương đẩy nhanh tiến độ để bố trí nguồn vốn 400 tỷ đồng thực hiện trong giai đoạn năm 2020. Nếu sau 30/6/2020 vẫn chưa đủ điều kiện để phân khai chi tiết kế hoạch vốn năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đê xuất điều chuyển vốn cho các dự án khác có khối lượng thực hiện, có nhu cầu cấp bách về vốn.
Dự án Làng Đại học Đà Nẵng tại Hòa Quý – Điện Ngọc có quy mô khoảng 286,5 ha, gồm 96,5 ha thuộc phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng) và 190 ha thuộc phường Điện Ngọc (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).
Dự án có tổng chi phí ước tính khoảng 8.620 tỷ đồng.
theo CafeLand
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Để gỡ “nút thắt” cho dự án Làng Đại học (ĐH) bị “treo” suốt 23 năm qua, Đà Nẵng dự kiến xây khu tái định cư rộng khoảng 10-12ha để bổ trí cho người dân vùng giải tỏa.
Dự án (DA) Làng Đại học Đà Nẵng được Chính phủ phê duyệt quy hoạch từ năm 1997, với tổng diện tích 300ha. Trong đó, địa bàn tỉnh Quảng Nam 190ha và TP Đà Nẵng 110ha. Hơn 20 năm qua, DA vẫn chưa triển khai xây dựng, đến năm 2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho phép chủ trương xây dựng mô hình đô thị đại học ở miền Trung, đặt tại Quảng Nam và Đà Nẵng; yêu cầu các địa phương phải nhanh chóng chuẩn bị các bước triển khai quy hoạch DA...
Dự án làng đại học 10.000 tỷ ở Đà Nẵng sau hơn 20 năm quy hoạch vẫn gần như án binh bất động. Người dân không được cải tạo nhà cửa, đi không được, ở không xong.
Gần đây, nhiều hộ dân ở khối phố Câu Hà, phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn rất bức xúc về trường hợp ông Phan Đình Tín, Giám đốc Công ty Bất động sản Tập đoàn Tín Rin ngang nhiên xây dựng nhiều hạng mục trên đất khai hoang, nằm trong quy hoạch xây dựng Làng Đại học Đà Nẵng.
Sau hơn 20 năm quy hoạch treo, hai năm trở lại đây, dự án Làng Đại học Đà Nẵng đã bắt đầu được “khởi động lại”. Tuy nhiên, dù Đại học Đà Nẵng cùng chính quyền hai địa phương Quảng Nam và Đà Nẵng đã có nhiều nỗ lực trong việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, nơi đây vẫn còn nhiều vướng mắc, khó khăn, đặc biệt về vốn và giải phóng mặt bằng.