Giải ngân đầu tư công đạt gần 80% kế hoạch
Alomuabannhadat – Trong 11 tháng đầu năm, tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư đạt 79,3% kế hoạch, có tốc độ tăng cao nhất trong một thập kỷ (giai đoạn 2011 – 2020).
Bộ Tài chính kiến nghị cần sớm đề xuất điều chuyển vốn từ các dự án không có khả năng giải ngân sang dự án cần vốn năm 2019.
Theo Bộ Tài chính, ước thanh toán vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN) 3 tháng đầu năm là hơn 46.721 tỷ đồng, đạt gần 13% so kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn so với cùng kỳ năm 2018 (đạt 9,19%). Trong đó: vốn trong nước đạt hơn 46.628 tỷ đồng, đạt hơn 14% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vốn trái phiếu Chính phủ đạt 7,33% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; vốn Chương trình mục tiêu quốc gia đạt 3,55% kế hoạch giao); vốn ngoài nước đạt 0,32% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018.
Bộ Tài chính cho biết, số liệu giải ngân 3 tháng đầu năm 2019 các bộ, ngành, địa phương cao hơn so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, vốn nước ngoài giải ngân thấp hơn so với cùng kỳ. Có 4 bộ, ngành và 21 địa phương có số giải ngân đạt hơn 20%, trong đó có một số bộ, ngành và 4 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 30% gồm: Văn phòng Quốc hội; Ban quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Trung ương Hội nông dân Việt Nam; Hải Phòng; Nam Định; Nghệ An; Kiên Giang...
3 tháng đầu năm 2019, vẫn có 27 bộ, ngành, địa phương chưa giải ngân được kế hoạch vốn (Ảnh minh họa: KT)
Tuy nhiên, có 27 bộ, ngành và 1 địa phương gần như chưa giải ngân được kế hoạch vốn (tỷ lệ giải ngân đạt dưới 1%), như: Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam…
Đối với nguồn vốn trong nước, theo Bộ Tài chính, nguyên nhân giải ngân chậm do đây là những tháng đầu năm, kế hoạch vốn đầu tư nguồn NSNN mới được Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao; các bộ, ngành Trung ương và địa phương mới cơ bản hoàn thành việc phân bổ chi tiết kế hoạch vốn cho các dự án, đồng thời nhập dự toán trên hệ thống Tabmis; các chủ đầu tư đang hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư hoặc lập phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, thực hiện các thủ tục đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, hoàn thiện hồ sơ tạm ứng, thanh toán theo quy định.
Đối với nguồn vốn nước ngoài, do kế hoạch năm 2019 mới được giao, sau đó các bộ, ngành, địa phương mới triển khai phân bổ chi tiết cho từng dự án nên kế hoạch vốn năm 2019 chỉ thực sự được giải ngân từ tháng 3/2019. Đa số các dự án vẫn tiếp tục giải ngân theo kế hoạch vốn 2018, đang hoàn thiện hồ sơ để được kiểm soát chi, rút vốn theo kế hoạch 2019...
Để đảm bảo tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số vấn đề. Trong đó, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ để hoàn thành việc giao kế hoạch vốn trong tháng 3/2019 đối với số vốn còn lại chưa đủ điều kiện giao kế hoạch vốn năm 2019 là hơn 52.000 tỷ đồng. Đối với số vốn còn lại, đề nghị thu hồi về NSNN.
Đối với nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khẩn trương phân bổ hết kế hoạch vốn năm 2019 đã được giao; trong đó phân bổ vốn đối với các Chương trình mục tiêu quốc gia đảm bảo thanh toán tối thiểu 50% tổng số nợ xây dựng cơ bản còn lại giai đoạn 2016 - 2020, thu hồi vốn ứng trước và bố trí kế hoạch vốn để thực hiện Đề án do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo đúng quy định.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thu hồi về NSNN số vốn 15,23 tỷ đồng thuộc kế hoạch năm 2019 của Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị do bố trí thừa, không có nhu cầu sử dụng.
Bộ Tài chính cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương nắm bắt sát tình hình giải ngân các dự án thuộc phạm vi quản lý, rà soát khả năng giải ngân của từng dự án, sớm đề xuất việc điều chuyển vốn từ các dự án không có khả năng giải ngân hết kế hoạch sang các dự án có nhu cầu bổ sung kế hoạch vốn năm 2019, đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoặc các dự án đã có khối lượng hoàn thành.
theo CafeLand
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Alomuabannhadat – Trong 11 tháng đầu năm, tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư đạt 79,3% kế hoạch, có tốc độ tăng cao nhất trong một thập kỷ (giai đoạn 2011 – 2020).
Thủ tướng trong nhiều cuộc họp xuyên suốt năm 2020 đều nhấn mạnh phải giải ngân hết số vốn 630.000 tỷ đồng và hàng tháng sẽ họp và kiểm điểm. Thế nhưng hàng nghìn tỷ vẫn ứ đọng chưa được giải ngân.
Với thành phố Hà Nội, việc giải ngân vốn đầu tư công sẽ rất quan trọng, bởi nguồn vốn này của thành phố giai đoạn 2016 -2020 chiếm tỷ trọng 10% vốn đầu tư công của cả nước.
Alomuabannhadat – Tỷ lệ giải ngân tại các dự án do Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tài trợ mới chỉ đạt 36%, từ nay đến cuối năm còn hơn 900 triệu USD cần phải giải ngân theo kế hoạch. Thủ tướng đề nghị ADB phối hợp đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án đã đàm phán, ký kết trong danh mục 2020-2021 nhằm thúc đẩy tăng trưởng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có văn bản 1259/TTg-KTTH chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.
Đây là ý kiến chỉ đạo của ông Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại hội nghị kiểm tra tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 các dự án trên địa bàn tỉnh do Tỉnh ủy, UBND tỉnh tổ chức vào chiều 1-9. Tham dự hội nghị còn có các ông: Nguyễn Khắc Toàn - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Hà Quốc Trị - Phó Bí thư Tỉnh ủy; Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Hiện tượng sợ trách nhiệm trong việc giải ngân đầu tư công, đặc biệt trong bối cảnh trước thềm Đại hội Đảng...
Ngày 21/7, UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức cuộc họp nhằm đưa ra các giải pháp tiếp tục thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 đạt hiệu quả.
Gần nửa năm 2020, giá trị giải ngân vốn đầu tư công đạt khoảng 33% kế hoạch; trong khi vốn năm 2018, 2019 được kéo dài thời gian thực hiện sang năm 2020 mới chỉ đạt khoảng 15%. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công là yêu cầu cấp bách, bởi năm nay cũng là năm cuối của kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Giang, để chủ động, quyết liệt ứng phó với dịch COVID-19, cùng với tăng cường phòng, chống dịch bệnh; tập trung tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh; hỗ trợ người lao động, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn, tỉnh Bắc Giang đang tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020.