Đất hạ nhiệt người lại lên “cơn sốt”
CafeLanđ – Sau mỗi cơn sốt đất nhiều người không kịp nhảy khỏi đỉnh sóng đành chịu phận “chết chìm”. Họ chủ yếu là nhà đầu tư F0 thiếu kinh nghiệm, đầu tư theo tâm lý đám đông, mua vào lúc giá đã lên đỉnh.
Trong xu thế cảng biển "mini" mọc lên như nấm sau mưa ở các tỉnh Miền Trung, việc quy hoạch và xây dựng để lại quá nhiều bất cập. Quảng Trị là một ví dụ.
Cảng Cửa Việt (khu phố 6, thị trấn Cửa Việt, Gio Linh, Quảng Trị) là điểm đầu trong hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar đã được quy hoạch mở rộng, nhưng 15 năm nay không triển khai khiến hàng chục hộ dân điêu đứng!
Sống chung với hiểm nguy rình rập!
Hàng chục năm nay, đường vào cảng Cửa Việt cũng chính là đường vào khu dân cư, có mặt tại đây phóng viên chứng kiến từng đoàn xe siêu trường siêu trọng ra vào thường xuyên, gây ra khung cảnh bát nháo, bụi đất mù mịt trộn lẫn tiếng ồn…
Đường vào cảng cũng chính là con đường lưu thông huyết mạch vào khu dân cư. Ảnh: Khắc Trà
Anh Hồ Văn Ngọc, một người sinh sống tiếp giáp với bãi bốc xếp trong cảng bày tỏ: “Do sống chung với cảng nên đi lại rất khó khăn, rất dễ gây tai nạn giao thông. Trước đây gia đình thường xuyên bị kiểm tra, do phải đảm bảo tình hình an ninh trật tự trong cảng”.
Cũng là một trong hàng chục hộ dân nằm trong diện giải tỏa “treo”, ông Võ Văn An than thở: “Dân không muốn di dời đi nơi khác, do không muốn rời bỏ vùng đất đã gắn bó mấy thế hệ, buộc phải đối mặt với ô nhiễm môi trường, tiếng ồn thâu đêm suốt sáng”.
Gia đình ông Võ Văn An thuộc diện di dời trong vùng lõi cảng Cửa Việt. Ảnh: Khắc Trà
Qua tìm hiểu kỹ, phóng viên còn nhận thấy khó khăn mà hàng trăm người dân nơi đây sống chung với cảng không chỉ có chừng ấy! Họ còn không được làm đường, làm nhà, làm sổ đỏ vì khu dân cư đã bị quy hoạch.
Bà Lê Thị Gái nói rằng: “Những ai làm nhà sau năm 2015 đều không được chính quyền chấp thuận làm sổ đỏ, sau này do áp lực dân số nên được xây nhà nhưng không quá 3 tầng”.
“Ở trong cảng bị ô nhiễm do vận chuyển xi măng, đá, dăm gỗ, bến cảng lại bít lối xuống biển của bà con ngư dân nên đi lại khó khăn” - bà Gái cho biết thêm.
Con đường đất chừng 2 mét chạy xuyên khu phố 6 là tuyến lưu thông độc đạo của 68 hộ dân (nếu đi theo đường nhựa vào cảng sẽ nguy hiểm vì đối mặt với hàng chục lượt xe tải mỗi ngày) nhưng lâu nay không được nâng cấp, bêtông hóa, mùa hè bụi bay mù mịt, mùa đông thì lầy lội. Chỉ với lý do duy nhất là “đất nằm trong dự án đã quy hoạch”.
Ông Phan Phùng Hải - Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Quảng Trị trao đổi với phóng viên. Ảnh: Khắc Trà
Ông Phan Phùng Hải, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Quảng Trị cho biết thêm: “Hiện nay cảng cho người dân mượn đường để đi” (mặc dù có đường dân sinh nhưng đã xuống cấp trầm trọng - pv).
Đã đi đi thực tế đến nhiều bến cảng nhưng không nơi đâu có tình trạng người dân sống chung với “lũ” như thế này. Hiểm nguy rình rập, ô nhiễm đã tận thấy, nhưng quan trọng hơn là hàng trăm con người không thể yên tâm làm ăn, sinh sống ngay chính trên quê hương mình!
Mang dân bỏ chợ?
Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp, Bí thư Đảng ủy Thị trấn Cửa Việt, ông Bùi Thúy cho hay, khu phố 6 là khu dân cư có từ sau năm 1975, tình hình bắt đầu rắc rối khi UBND tỉnh Quảng Trị có ý tưởng mở rộng cảng thêm bến số 2 và số 3.
Trước đây, bến cảng đầu tiên (số 1) từng được giao cho Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinashin, khi tập đoàn này đổ bể nên trả lại cho địa phương, UBND tỉnh kêu gọi các nhà đầu tư tiếp tục xây dựng.
Sau khi công ty Hợp Thịnh ngỏ ý bỏ vốn đầu tư mở rộng cảng, UBND tỉnh đã làm việc với thị trấn giành quỹ đất 5,2 ha để giải tỏa 68 hộ dân. Nhưng đề án không khả thi do thiếu vốn, trong khi đó nhà đầu tư chỉ khai thác một diện tích nhỏ sát mép nước.
Vậy là dùng dằng từ đó đến nay đã 15 năm, 68 hộ dân sống chung với cảng, trên vùng đất đã “vướng” quy hoạch, gây ra nhiều bức xúc dai dẳng. “Đây là vấn đề cốt lõi mà thị trấn rất nhức đầu chưa biết giải quyết bằng cách nào” - ông Thúy nhấn mạnh.
Bí thư Đảng ủy Thị trấn Cửa Việt, ông Bùi Thúy giãi bày những khó khăn vướng mắc... Ảnh: Khắc Trà
Tại nhiều diễn đàn đối thoại và tiếp xúc cử tri, nhân dân khu phố 6 nhiều lần bày tỏ nguyện vọng được yên ổn làm ăn, nhưng không thấy ai giải quyết.
Ông Thúy nói: “Nhân dân hoàn toàn đồng tình với chủ trương phát triển kinh tế, nhưng nếu tỉnh quyết xây dựng cảng thì phải chuyển dân đi ngay, nếu không phải trả lời cho dân biết, vì đời sống của 68 hộ dân đang rất phức tạp”.
Quy hoạch “treo” quá lâu trong khi quy mô dân số ngày càng tăng nhưng không được chia tách đất ở, thậm chí nhiều gia đình có đất trước năm 1985, bây giờ làm nhà nhưng không thể làm sổ đỏ!
Quy hoạch “treo” không khác gì dồn dân vào thế khó, vì sao cảng cũ làm chưa xong lại rốt ráo kêu gọi xây dựng cảng mới? Đến khi nào 68 hộ dân mới được “cởi trói”?
Được biết, cuối năm 2018, UBND tỉnh Quảng Trị đã có văn bản số 3088/QĐ-UBND chấp thuận cho công ty TNHH CFG Quảng Trị đầu tư xây dựng cảng Nam Cửa Việt (đối diện với bến cảng đang quy hoạch dở dang). Quy mô gồm 4 cầu cảng, tiếp nhận cỡ tàu đến 5.000 DWT, năng lực vận chuyển 1,4 triệu tấn/năm, trên tổng diện tích 18,75 ha, dựa vào nguồn vốn hỗn hợp, cụ thể: 128 tỷ đồng do công ty CFG đảm bảo, vốn vay từ các ngân hàng thương mại trong nước là 512 tỷ đồng. |
theo CafeLand
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLanđ – Sau mỗi cơn sốt đất nhiều người không kịp nhảy khỏi đỉnh sóng đành chịu phận “chết chìm”. Họ chủ yếu là nhà đầu tư F0 thiếu kinh nghiệm, đầu tư theo tâm lý đám đông, mua vào lúc giá đã lên đỉnh.
Alomuabannhadat – Dự án cầu Mỹ Thuận 2 cùng với 3 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam phía Đông gồm Mai Sơn – Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo – Phan Thiết và Dầu Giây – Phan Thiết là những hạ tầng trọng điểm được khởi công trong năm 2020.
Alomuabannhadat – Ngày 30 – 31/10 vừa qua, với nguồn kinh phí 15 tỷ đồng, đại diện Tập đoàn Novaland cùng UBMTTQ Việt Nam các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị đã đến thăm hỏi trực tiếp, tặng quà và hỗ trợ tiền mặt đến người dân tại một số khu vực bị ảnh hưởng và chịu tổn thất nặng nề do tình trạng ngập, sạt lở…
Việt Nam là quốc gia có chỉ số biển cao gấp sáu lần chỉ số biển trung bình toàn cầu. Biển đóng vai trò quan trọng trong đời sống của cư dân và phát triển kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, so sánh với nhiều quốc gia ven biển khác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương thì nền kinh tế biển của Việt Nam còn nhỏ bé.
Alomuabannhadat – Thuộc loại gỗ quý và có giá trị kinh tế, có vẻ đẹp thẩm mỹ cao nên gỗ trắc được sử dụng nhiều trong thiết kế các sản phẩm nội thất, đồ dùng thủ công mỹ nghệ.
Một dự án khủng chiếm hàng ngàn héc ta đất rừng chưa được phê duyệt, nhưng vẫn hình thành một loạt công trình tâm linh giữa núi rừng Quảng Trị. Một công trình công khai nhưng lại cố tình được phủ vỏ bọc “bí hiểm” như thế, cho thấy điều gì?
Alomuabannhadat – Thuộc loại gỗ quý, sở hữu nhiều ưu điểm về độ bền, màu sắc, vân gỗ mịn và đẹp, lại ít bị cong vênh, mối mọt, thân gỗ to dễ tạo hình nên các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ Gụ được nhiều người lựa chọn.
Năm 2020 đã đi hết 3/4 chặng đường, bức tranh doanh nghiệp doanh nhân và lao động việc làm tại nhiều nơi nhuốm màu u ám.
Alomuabannhadat – Ngoài hình ảnh quen thuộc của những cây bằng lăng tím làm đẹp cảnh quan, gỗ bằng lăng với ưu điểm về vân, màu sắc cũng được ưa chuộng sử dụng trong thiết kế đồ nội thất, đồ dùng gia đình.
Bốn dự án điện theo hình thức BOT của các nhà đầu tư nước ngoài đang nỗ lực về đích, sớm bổ sung nguồn điện cho hệ thống.