Những “cái bẫy” câu chữ trong hợp đồng mua bán nhà đất
Hàng chục trang giấy, hàng trăm điều khoản của hợp đồng mua bán, nếu không để ý kỹ, người mua nhà đất thường rơi vào “cái bẫy" câu chữ, chỉ khi tranh chấp xảy ra mới biết mình thua thiệt.
Alomuabannhadat – Hợp đồng mua bán nhà đất (Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất) là loại hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên mua và bên bán nhằm xác định giá trị pháp lý trong mỗi giao dịch nhà đất.
Theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển giao nhà đất và quyền sở hữu nhà đất cho bên mua, còn bên mua cũng có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán đúng thời gian đã được thỏa thuận trong hợp đồng.
Hợp đồng mua bán/chuyển nhượng nhà đất bao gồm những thông tin sau:
-Số hiệu hợp đồng [01] do Công chứng viên tại phòng Công chứng nhà nước ghi khi lưu giữ bản hợp đồng.
-[02] là thời gian được ghi tại thời điểm giao kết và công chứng hợp đồng, địa điểm ghi theo địa chỉ tại phòng Công chứng nhà nước.
Bên chuyển nhượng (bên bán):
-Nhà đất sở hữu riêng[03]: Ghi thông tin của người đứng tên sở hữu theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất đã cấp trước khi chuyển nhượng bao gồm những thông tin từ mục [04] đến [08] và địa chỉ tài sản chuyển nhượng ở ô [09].
-Nhà đất sở hữu chung: Ghi thêm thông tin của người đồng sở hữu theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất đã cấp trước khi chuyển nhượng tại các mục [10],[11] và địa chỉ tài sản đồng sở hữu ở ô [12].
-Tại mục [13] là những giấy tờ về quyền sử dụng, giấy phép xây dựng,…của tài sản chuyển nhượng mà bên A sẽ giao cho bên B khi giao kết hợp đồng.
Bên nhận chuyển nhượng (bên mua):
- Ghi thông tin người nhận chuyển nhượng tài sản tại ô [14] theo Sổ hộ khẩu đã cấp tại nơi cư trú gồm họ tên, năm sinh, CMND/căn cước công dân, nơi đăng kí hộ khẩu, địa chỉ hiện tại và số điện thoại.
- Nếu là tài sản đồng sở hữu, ghi thêm thông tin người đồng sở hữu nhận chuyển nhượng tài sản tại ô [15] bao gồm những thông tin như mục [14].
Điều 1. Thông tin về tài sản chuyển nhượng
-Mục[16] kê khai những thông tin liên quan nếu tài sản là đất bao gồm số thửa, số bản đồ, địa chỉ thửa đất, diện tích, hình thức sử dụng,…theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất đã cấp cho bên chuyển nhượng.
-Những thông tin về tài sản gắn liền với đất được kê khai ở mục [17] theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất đã cấp cho bên chuyển nhượng.
Điều 2. Thông tin về giá và phương thức thanh toán tài sản chuyển nhượng
-Giá hợp đồng (giá chuyển nhượng tài sản) được ghi tại ô [18] bằng số và bằng chữ theo đơn vị tiền tệ đồng Việt Nam, đã được thỏa thuận giữa hai bên.
-Phương thức thanh toán: tiền mặt, chuyển khoản hay hiện kim được ghi vào ô [19] theo thỏa thuận giữa hai bên.
Điều 3 đến Điều 5. Thông tin về phí, lệ phí phải nộp
- [20] Thời gian bên bán chuyển giao tài sản và giấy tờ liên quan đến tài sản cho bên mua
- [21] Quy định nộp phí, lệ phí được thỏa thuận giữa bên mua và bên bán, xem tại đây
Điều 6 đến Điều 9. Những thông tin về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan.
Điều 10. Thông tin về điều khoản chung của Hợp đồng mua bán nhà đất
-Hiệu lực của hợp đồng được ghi vào mục [22] sau khi bên B thanh toán số tiền còn lại cho bên A, bên A bàn giao tài sản và giấy tờ liên quan đến tài sản cho bên B dưới sự chứng kiến của Công chứng viên tại phòng Công chứng nhà nước.
-[23] Hợp đồng được chia làm 3 bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị như nhau.
Phần dành cho công chứng viên
Công chứng viên xác nhận lại một lần nữa các thông tin liên quan về tài sản trong Hợp đồng mua bán nhà đất tại mục [25].
- Tên gọi của hợp đồng thường gắn liền với tên gọi tài sản;
Ví dụ: Đặt cọc mua nhà đất thì tên gọi hợp đồng là Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất
-Nếu đối tượng tham gia hợp đồng mua bán nhà đất là cá nhân thì phải kê khai đầy đủ các thông tin theo Sổ hộ khẩu đã cấp cho cá nhân đó, nếu là đại diện doanh nghiệp thì phải kê thai đầy đủ thông tin doanh nghiệp theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp đó;
-Trường hợp người ủy quyền mua bán nhà đất phải chứng minh được tính hợp pháp của cá nhân đó, người làm chứng cũng phải kê khai thông tin đầy đủ như người bán và người mua;
-Tài sản mua bán không thuộc diện tranh chấp hay vướng mắc về pháp lý;
-Kiểm tra các điều khoản liên quan đến giá trị chuyển nhượng tài sản xem đã cố định hay chưa;
-Nếu tài sản nằm trong dự án, kiểm tra chắc chắn tiến độ thi công, tiện ích và cơ sở hạ tầng nhận được khi bàn giao;
Cuối cùng là đảm bảo tính pháp lý của hợp đồng theo quy định của pháp luật hiện hành.
>> Mẫu Hợp đồng mua bán nhà đất mới nhất tại đây
theo CafeLand
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Hàng chục trang giấy, hàng trăm điều khoản của hợp đồng mua bán, nếu không để ý kỹ, người mua nhà đất thường rơi vào “cái bẫy" câu chữ, chỉ khi tranh chấp xảy ra mới biết mình thua thiệt.
Alomuabannhadat - Nỗi lo những khu nhà cao cấp bỏ hoang; Cảnh giác với quảng cáo “đại hạ giá nhà đất vì Covid-19"; Có nên chuyển condotel thành nhà ở; Vụ án đòi lại nhà đã bán: Tranh chấp quyền sử dụng đất hay hợp đồng mua bán... là những thông tin nóng trong tuần qua.