Thành phố trong thành phố
Khi Hong Kong vừa được trao trả cho Trung Quốc, tôi và đồng nghiệp được tham gia làm quy hoạch cho khu Phố Đông, Thượng Hải.
Alomuabannhadat - Việc phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch tại một số địa phương đã thổi bùng nên một làn sóng đầu tư bất động sản mới. Thị trường bất động sản có dấu hiệu ấm lên sau thời gian dài ngủ đông do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Mới đây, theo Quyết định 705/QĐ-TTg ngày 28/5/2020, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã Phê duyệt Quy hoạch chung đô thị Hòa Lạc, thành phố Hà Nội đến năm 2030, tỷ lệ 1/10.000 với quy mô diện tích 17.274ha. Địa giới hành chính của đô thị Hòa Lạc sẽ thuộc các huyện Thạch Thất, Quốc Oai và thị xã Sơn Tây.
Tính chất và chức năng khu vực của đô thị Hòa Lạc chính là đô thị sinh thái - nghỉ dưỡng, đô thị khoa học - công nghệ theo hướng phát triển đô thị xanh, đô thị thông minh, tiết kiệm năng lượng, trung tâm vùng phía Tây Hà Nội trên cơ sở gắn kết địa hình tự nhiên với hệ thống không gian, cảnh quan khu vực Ba Vì - Đồng Mô và sông Tích, hệ thống giao thông cấp vùng và quốc gia (quốc lộ 21, đường Hồ Chí Minh).
Đô thị vệ tinh Hòa Lạc
Đáng chú ý nhất trong quy hoạch đô thị vệ tinh Hòa Lạc là quỹ đất 3.500 ha dành cho phát triển đô thị sinh thái. Quy hoạch của đô thị Hòa Lạc được phê duyệt sẽ là cơ sở quan trọng để phát triển đô thị và phát triển kinh tế - xã hội Hòa Lạc phù hợp với Quy hoạch chung của thành phố Hà Nội.
Cùng với quy hoạch mới và cơ sở hạ tầng đồng bộ đang được đẩy mạnh, Hòa Lạc sẽ là một khu vực tiềm năng để phát triển các dự án đô thị, bất động sản nghỉ dưỡng. Quỹ đất 3.500ha được quy hoạch phát triển đô thị sinh thái đã được nhiều tên tuổi lớn trong giới địa ốc lập quy hoạch dự án như Công ty Geleximco (dự án Khu đô thị Nam Láng Hòa Lạc với tổng diện tích quy hoạch gần 500ha), Nam Cường (dự án Khub 7 tại Ngọc Diệp) hay Vinaconex (Khu đô thị dịch vụ Yên Bình quy mô 72ha)…
Trải qua “cơn sốt đất” vào những dịp đầu năm do các nguồn thông tin về quy hoạch mới, về nguồn vốn đầu tư từ các tập đoàn lớn, nay với quy hoạch đã được phê duyệt, các nhà đầu tư đã vững tin một phần khi xuống tiền tại Hòa Lạc.
Theo quyết định số 266/QĐ – Ttg ngày 17/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung khu Kinh tế Vân Đồn đến năm 2040, phạm vi nghiên cứu quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên huyện Vân Đồn với 2.171,33km2; định hướng phát triển Vân Đồn thành khu đô thị biển đảo xanh, hiện đại và thông minh, bền vững và là khu vực có vị trí bền vững về mặt an ninh và quốc phòng.
Dự kiến đến năm 2040, dân số Vân Đồn sẽ trong khoảng 300.000-500.000 người, và nhu cầu sử dụng đất khu chức năng là 12.050ha. Đặc biệt, huyện Vân Đồn cũng được quy hoạch thành khu kinh tế biển đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm công nghiệp giải trí có casino, du lịch biển – đảo cấp cao, dịch vụ tổng hợp.
Các chủ trương, định hướng mới của Chính phủ về quy hoạch Khu kinh tế Vân Đồn sẽ tạo ra một diện mạo mới, hướng phát triển mới cho Vân Đồn, đồng thời cũng tạo động lực cho bất động sản địa phương phát triển trong tương lai.
Về cơ sở hạ tầng, hiện các dự án giao thông trọng điểm của huyện và của cả Quảng Ninh như sân bay quốc tế Vân Đồn, cao tốc Hà Nội – Hạ Long – Vân Đồn – Móng Cái… đã đi vào hoạt động là nền tảng cơ sở để nhiều ông lớn trong lĩnh vực bất động sản như CEO Group, FLC Group, Vin Group… đổ tiền đầu tư tại đây.
Sân bay Quốc tế Vân Đồn đã đi vào hoạt động
Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City của tập đoàn CEO Group có quy mô 358.5 ha tại xã Hạ Long, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Tổ hợp nghỉ dưỡng bao gồm khách sạn quốc tế, căn hộ nghỉ dưỡng condotel, biệt thự nghỉ dưỡng ven biển và trung tâm hội nghị quốc tế.
Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbor City. Nguồn: Ceo Group
Khu đô thị Phương Đông cũng đang là dự án trọng điểm tại Vân Đồn với hạ tầng tương đối hoàn chỉnh. Một số tiện ích như nhà hàng, khu thể thao, cảnh quan cây xanh, công trình công cộng đã được đưa vào vận hành.
Quy hoạch mới đang có những tác động tích cực đến thị trường địa ốc từng địa phương. Việc quyết định phê duyệt quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch của Chính phủ tại các thị trường bất động sản trọng điểm của miền Bắc như thủ đô Hà Nội, tỉnh Quảng Ninh trong bối cảnh trong và sau dịch Covid-19 được kỳ vọng sẽ là một đòn bẩy kích cầu phục hồi thị trường địa ốc sau dịch.
Những dấu hiệu nóng lên của thị trường bất động sản tại Hòa Lạc và Khu kinh tế Vân Đồn sẽ là động lực để cả thị trường bất động sản phục hồi và phát triển tích cực sau một thời gian chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19. Các thị trường giàu tiềm năng thực sự sẽ có sự phát triển mới đột phá trong thời gian tới khi các chính sách thúc đẩy hạ tầng được thực hiện, các quy hoạch mới được phê duyệt.
theo CafeLand
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Khi Hong Kong vừa được trao trả cho Trung Quốc, tôi và đồng nghiệp được tham gia làm quy hoạch cho khu Phố Đông, Thượng Hải.
Bên cạnh sân bay quốc tế với tổng vốn đầu tư 16 tỉ USD, Long Thành còn đang hưởng lợi lớn từ các chính sách quy hoạch phát triển mới của tỉnh Đồng Nai. Trong đó, đại lộ Bắc Sơn – Long Thành và cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu được kỳ vọng trở thành trục kinh tế động lực giúp thị trường bất động sản Long Thành tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn.
Trong quy hoạch các khu công nghiệp (KCN) của Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt, Đồng Nai có 35 KCN. Hiện 31/35 KCN của tỉnh đã đi vào hoạt động và tỷ lệ lấp đầy là 81%. Trong quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030, nhiều địa phương sẽ bổ sung thêm đất cho công nghiệp.
Riêng đất quy hoạch dân cư xây dựng mới, TP.HCM có hơn 12.000 ha.
Tất cả những bản quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch của Hà Nội từ năm 2008 đến nay đều hướng tới cải thiện điều kiện sống của nhân dân như, tăng cường diện tích trường học, nhà trẻ, bệnh viện, quỹ đất cho giao thông… Tuy nhiên, trên thực tế diện tích đô thị được mở rộng, các công trình bất động sản thương mại mọc lên như nấm nhưng các công trình hạ tầng xã hội thì ngày càng bị thu hẹp.
Dự án Khu đô thị mới phục vụ tái định cư Khu II Đê bao (phường Lê Hồng Phong, TP Quảng Ngãi) được đầu tư xây dựng nhằm sớm ổn định cuộc sống người dân tại tổ 14, thế nhưng dự án cứ mãi kéo dài, chậm trễ.
Được thiên nhiên vô cùng ưu ái với những bãi biển đẹp nhất hành tinh, cùng với chính sách quy hoạch, Nha Trang đang dần chiếm “ngôi vương”, trở thành điểm sáng đầu tư nghỉ dưỡng tại Việt Nam.
Trước yêu cầu bức thiết cải thiện và nâng cao điều kiện sống của người dân, tạo bộ mặt kiến trúc đô thị, việc cải tạo các khu chung cư cũ đang được TP Hà Nội đốc thúc triển khai.
Dự án làng đại học 10.000 tỷ ở Đà Nẵng sau hơn 20 năm quy hoạch vẫn gần như án binh bất động. Người dân không được cải tạo nhà cửa, đi không được, ở không xong.
Dù có quyết định thu hồi đất từ năm 2017 nhưng phải chờ 1 năm sau ông Hiền mới được chính quyền TP Chí Linh (Hải Dương) chi trả tiền đền bù. Điều này sai quy định pháp luật.