TP HCM: Vướng mặt bằng, nhiều dự án giao thông “đắp chiếu”
TP.HCM hiện có gần 80% dự án hạ tầng giao thông đang vướng mặt bằng, trong đó có những dự án nghìn tỷ cũng đang "đắp chiếu" sau khi khởi công.
Với kỳ vọng sẽ đưa hệ thống hạ tầng, cơ sở kỹ thuật hiện đại phục vụ khám chữa bệnh nhưng đến nay, sau gần 4 năm thi công, dự án nghìn tỷ ở Nghệ An vẫn chưa thể hoàn thiện như dự kiến ban đầu.
Thực trạng đang diễn ra tại dự án Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An giai đoạn 2 với quy mô quy mô 600 giường bệnh, theo tiêu chuẩn bệnh viện cao cấp, công suất khám chữa bệnh 1.500 lượt người/ngày với tổng vốn đầu tư 1.300 tỷ đồng đến nay vẫn đang trong tình trạng dở dang, tiến độ thi công ì ạch.
“Băm nát” dự án nghìn tỷ
Sau khi hoàn thiện cơ sở pháp lý, thủ tục liên quan cơ bản hoàn thiện, vào tháng 3/2016, UBND tỉnh Nghệ An, Công ty cổ phần Đầu tư Cotec HealthCare, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An tổ chức khởi công dự án Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An giai đoạn 2. Cty CP Bệnh viện Đa khoa Nghệ An ra đời để đại diện cho tư cách pháp lý, pháp nhân thực hiện dự án nói trên.
Đây cũng là dự án được đầu tư theo hình thức công – tư lớn nhất hiện nay ở các tỉnh Bắc Trung bộ theo Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 15/12/2014 của Chính phủ. Diện tích mặt bằng “sạch” được cơ quan có thẩm quyền bàn giao cho nhà đầu tư ban đầu là 26.722m2 tại xã Nghi Phú, TP Vinh, vị trí tiếp giáp với Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An hiện hữu (còn gọi là khu A). Dự kiến vào tháng 9/2018, dự án nghìn tỷ này (khu B) sẽ chính thức đưa vào sử dụng.
Đến nay, dự án nghìn tỷ xây dựng Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An giai đoạn 2 vẫn đang dở dang nhiều hạng mục
Tuy nhiên, trong quá trình nhà đầu tư (NĐT) thi công, hoàn thiện các hạng mục lại bị vướng quy hoạch phải điều chỉnh nhiều hạng mục. Lý do là trước khi thi công, NĐT được bàn giao mặt bằng bao gồm cả việc bịt lại gần 300m chiều dài đường Hồ Tông Thốc nối QL 1A đi qua khu đất dự án với đại lộ Lê Nin thuộc xã Nghi Phú, TP Vinh nhưng đến giai đoạn dự án sắp cán đích, đoạn đường này lại bị tỉnh Nghệ An yêu cầu phải mở lại tại bản quy hoạch điều chỉnh lần 6 vào cuối năm 2018.
Điều này chẳng khác nào đẩy NĐT vào thế khó khi một số hạng mục thi công đã được định vị sẵn trên quy hoạch xây dựng chi tiết 1/500 nay NĐT bắt buộc phải xới lên, điều chỉnh lại. Quy hoạch mới chồng lấn lên quy hoạch cũ khiến nhiều hạng mục khu A đã xây dựng lẫn khu B đang dở dang phải cắt bỏ, xóa sổ.
Chính vì vậy, nhiều hạng mục công trình đã triển khai xây dựng tại khu B khiến NĐT loay hoay trong việc bắt buộc phải điều chỉnh lại công năng sử dụng. Ngoài ra, với tình thế như vậy mà NĐT gặp phải khi thi công dự án nghìn tỷ ở Nghệ An đang rơi vào cảnh “thiệt đơn, thiệt kép” do mặt bằng quy hoạch nhiều lần bị điều chỉnh.
“Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”
Sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư, phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 lần 1 và các thủ tục liên quan theo quy định của pháp luật, NĐT đã tiến hành xây dựng các hạng mục công trình.
Từ năm 2016 đến 2017, Sở Xây dựng Nghệ An cũng đã thẩm định, cấp 03 giấy phép xây dựng các hạng mục công trình dự án Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An giai đoạn 2 đã được phê duyệt quy hoạch 1/500 trước đó cho NĐT.
Theo tìm hiểu tại các hồ sơ cấp phép xây dựng thì Sở Xây dựng Nghệ An đối với dự án nói trên thì 03 giấy phép lại xuất hiện 02 số liệu vênh nhau về tổng diện tích thửa đất/khu đất mà NĐT được giao tại xã Nghi Phú, TP Vinh, tỉnh Nghệ An.
Đó là vào ngày 25 và 26/10/2016, Sở Xây dựng Nghệ An đã cấp liên tiếp 02 giấy phép xây dựng các hạng mục công trình có ký hiệu 24,25,26,27 và 30 trong bản vẽ mặt bằng quy hoạch tổng thể tỷ lệ 1/500 được UBND tỉn Nghệ An phê duyệt tại quyết định số 2711/QĐ-UBND ngày 14/6/2016 có tổng diện tích thửa đất của dự án là 14.263,5m2.
Cùng một Quyết định 2711 mà UBND tỉnh đã phê duyệt, Sở Xây dựng Nghệ An lại “vẽ” ra 02 số liệu về diện tích khu đất/thửa đất của dự án xây dựng Bệnh viện hữu nghị Đa khoa Nghệ An giai đoạn 2
Và, đến ngày 04/7/2017, Sở Xây dựng Nghệ An lại tiếp tục cấp giấy phép số 43 cho các hạng mục công trình có ký hiệu 31 và 32 theo bản vẽ mặt bằng quy hoạch tổng thể 1/500 tại Quyết định 2711 của UBND tỉnh Nghệ An lại có diện tích thửa đất của dự án là 22.266,9m2.
Như vậy, cùng một Quyết định 2711 mà UBND tỉnh đã phê duyệt, Sở Xây dựng Nghệ An lại “vẽ” ra 02 số liệu về diện tích khu đất/thửa đất của dự án?
Đưa thắc mắc này đến Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Nghệ An, chúng tôi được ông Trần Văn Tý – Phó trưởng phòng quản lý đất đai cung cấp tổng số diện tích đất đai mà UBND tỉnh giao cho NĐT dự án lại vênh nhau hoàn toàn.
Theo như số liệu ông Trần Văn Tý cung cấp cho phóng viên thì vào năm 2016 và 2017, Sở TN&MT đã tham mưu UBND tỉnh Nghệ An ký 02 đợt giao đất với tổng diện tích 22.225,8m2 cho NĐT dự án xây dựng Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa giai đoạn 2 tại xã Nghi Phú, TP Vinh.
Tuy nhiên, sau khi có Thông báo kết luận số 195 ngày 03/04/2019 của ông Thái Thanh Quý Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An và các văn bản liên quan thì tổng diện tích thửa đất được giao cho NĐT giảm xuống còn 20.85,3m2.
Đại diện phòng quản lý đất đai thuộc Sở TN&MT Nghệ An thông tin là hiện nay số diện tích đất được giao cho NĐT hiện nay đang trình cấp có thẩm quyền để cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước đó đã cấp cho NĐT đã được thu hồi, hủy bỏ.
Đến đây, chưa bàn nhiều tới việc NĐT dự án xây dựng Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An giai đoạn 2 đang dở dang vì bị rơi vào thế khó khi phải liên tục điều chỉnh quy hoạch nhưng ngay cả việc tổng diện tích đất để giao cũng liên tục bị vênh nhau về số liệu.
Trước cách triển khai thực hiện cho ra các văn bản không đồng nhất, dư luận đặt câu hỏi, ngay từ 2 Sở (TN&MT, Xây dựng) ở Nghệ An đã cho ra các số liệu về đất đai khác nhau thì thử hỏi các Sở, ngành khác thì sẽ như thế nào?
theo CafeLand
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.
TP.HCM hiện có gần 80% dự án hạ tầng giao thông đang vướng mặt bằng, trong đó có những dự án nghìn tỷ cũng đang "đắp chiếu" sau khi khởi công.
Một dự án được xem là đòn bẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Tĩnh, thế nhưng, sau vài năm thi công rầm rộ Nhà máy gang thép Vạn Lợi đã bị “khai tử”. Mới đây, Công an Hà Tĩnh đã khởi tố vụ án để điều tra những sai phạm trong dự án nghìn tỷ này.
Alomuabannhadat - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa chấp thuận cho Công ty Cổ phần Hương Sen thực hiện đầu tư dự án Sân Golf và Dịch vụ Hương Sen tại thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ với diện tích khoảng 88,36 ha và tổng vốn đầu tư là 1.051 tỷ đồng.
Alomuabannhadat – Dự án Khu đô thị sinh thái Đông Trường Sơn đến nay đã tìm được nhà đầu tư mới sau khi bị buộc thu hồi đất vào tháng 7/2019.
Đầu năm 2020 thị trường bất động sản TP.HCM bắt đầu xuất hiện những điểm sáng. Tuy nhiên, trong khi trung tâm quận 1, quận 3, quận 7, quận 2 xuất hiện hàng loạt các dự án nghìn tỷ với số lượng lên đến hàng nghìn căn hộ thì trung tâm Chợ Lớn lại là địa phương khát nguồn cung nhất.
Alomuabannhadat - NHNN tung cú sút trời giáng vào ngân hàng, thị trường bất động sản; Thừa Thiên Huế: Dân khốn đốn vì những dự án nghìn tỷ “đắp chiếu”; Từ ngày 05/01/2020, phạt đến 1 tỷ đồng nếu phân lô, bán nền đất khi chưa đủ điều kiện... là những thông tin nhà đất nổi bật trong 24h qua.
Những dự án du lịch nghìn tỷ “đắp chiếu” cả thập kỷ gây lãng phí tài nguyên đất và đẩy cuộc sống lượng lớn hộ dân ở Thừa Thiên- Huế vào cảnh khốn đốn.
Năm 2008, Công ty Cổ phần Đức Hiền (Cty Hiền Đức) được UBND tỉnh Thanh Hóa giao 33,5 ha đất nông nghiệp và đất rừng phòng hộ để xây dựng khu nghỉ dưỡng tại xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia. Tuy nhiên, trong suốt 11 năm qua, chủ đầu tư dự án chỉ nhận đất, san lấp mặt bằng rồi bỏ hoang. Việc “chiếm” đất suốt nhiều năm qua đã gây ra rất nhiều khó khăn, bức xúc đối với người dân địa phương.
Việc triển khai Dự án khu đô thị VCI Mountain View tại (xã Định Trung, TP.Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) đang khiến cuộc sống của hàng loạt hộ dân liền kề rơi vào cảnh điêu đứng. Một doanh nghiệp in đã buộc phải đóng cửa.
Nhiều dự án nghìn tỷ được hạ giá nhiều lần nhưng vẫn ế như chợ chiều vắng khách. Lãnh đạo một số ngân hàng cho rằng quá trình bán đấu giá nợ xấu, nhất là với những khoản nợ lớn ngàn tỷ đồng cần thời gian tính bằng quý, 3-6 tháng, thậm chí cả năm để tìm kiếm nhà đầu tư.