CHUYỆN LẠ: TP.HCM yêu cầu ngân hàng KHUYẾN CÁO chủ đầu tư công bố thông tin dự án thế chấp cho người dân

Alomuabannhadat - UBND Thành phố vừa yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM có khuyến cáo về việc khi cho các chủ đầu tư dự án vay vốn, để thực hiện dự án đầu tư xây dựng chung cư cần công khai minh bạch các thông tin thế chấp để người dân được biết.

Petro Vietnam Landmark Quận 2 - Dự án tai tiếng một thời

Theo UBND Thành phố, việc công bố thế chấp này nhằm tránh phát sinh tranh chấp phức tạp, gây ảnh hưởng tình hình trật tự xã hội, gia tăng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng.

Theo ghi nhận của Alomuabannhadat, hiện chỉ có Sở Xây dựng TP.HCM là thường xuyên công bố thông tin bán nhà ở hình thành trong tương lai đối với các dự án trên địa bàn thành phố. Trông thông tin mà Sở Xây dựng đưa ra cũng có nhắc đến tình trạng thế chấp của các dự án tại các ngân hàng.

Hồi cuối tháng 7/2016, thị trường bất động sản TP.HCM “rúng động” và có thể nói là rơi vào “khủng hoảng” ngắn khi Sở Tài Nguyên – Môi Trường lúc đó công bố danh sách 77 dự án đang thế chấp ngân hàng. Ngay sau khi công bố danh sách, Sở Tài Nguyên – Môi Trường đã tổ chức họp báo và thông tin được ông Phạm Ngọc Liên - Giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai TP.HCM thời điểm đó chia sẽ là nguồn thông tin danh sách 77 dự án là từ Sở Xây dựng và từ nguồn riêng của Văn phòng đăng ký đất đai.

Ngành ngân hàng không chủ động công bố thông tin này và đại diện ngành ngân hàng tại buổi họp báo cũng có chia sẽ là thông tin dự án thế chấp thuộc “bí mật” kinh doanh của ngân hàng nên sẽ không công bố.

Về phía các chủ đầu tư dự án, việc công bố dự án bất động sản đang thế chấp ngân hàng có thể nói là điều tối kỵ và chẳng có chủ đầu tư nào tình nguyện rao lên là dự án sắp/đang xây dựng đã được đem đi thế chấp ngân hàng.

Do đó,  yêu cầu của TP.HCM đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh TP.HCM khuyến cáo chủ đầu tư cần công khai minh bạch các thông tin thế chấp để người dân được biết có thể nói là "Nhiệm vụ bất khả thi".

Theo quy định, trước khi bán căn hộ hình thành trong tương lai đã thế chấp ngân hàng, chủ đầu tư phải thực hiện giải chấp hoặc được ngân hàng nhận thế chấp có văn bản chấp thuận cho bán. Tuy nhiên trên thực tế có không ít chủ đầu tư bán dự án (bằng cách hình thức góp vốn, đặt cọc với thời gian chốt hẹn đóng tiền... sau đó hứa hẹn lập hợp đồng chính thức) đã cầm cố cho khách hàng, dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện về sau và rất nhiều trường hợp chậm và không được cấp sỏ đỏ.

theo CafeLand

  • Facebook
  • Chia sẻ

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Đọc thêm

Dự án Singa City bị đem thế chấp, người mua bỏ tiền tỷ không xây được nhà
TP.HCM: Rộ tình trạng lừa đảo giao dịch bất động sản
Chung cư bị ngân hàng siết nợ: Lỗi tại ai?
Nóng trong tuần: Dự kiến giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành trong năm 2018
Hải Phát lên tiếng chuyện dự án thế chấp ngân hàng
Bất động sản 24h: Loạt dự án thế chấp ngân hàng tại Hà Nội
Hà Nội công bố danh sách 92 chủ đầu tư đem dự án thế chấp ngân hàng
Khánh Hoà: Dự án HUD Building Nha Trang đang bán căn hộ thế chấp ngân hàng
Công bố dự án thế chấp ngân hàng: Lợi hay hại?
Bất động sản 24h: Thời gian cho thuê đất đặc khu sẽ dưới 99 năm?