Phó Chủ tịch huyện Hóc Môn nói "nhiều dự án đền bù đất chưa sát thực tế"!

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Hóc Môn, nhiều dự án được duyệt quy hoạch nhưng kéo dài qua nhiều năm, đến khi áp giá đền bù không phù hợp với thực trạng sử dụng, giá đền bù thấp hơn nhiều so với giá thị trường, người dân không đồng ý.

"Việc quản lý chuyển nhượng đất nông nghiệp không chặt chẽ, thiếu giám sát, không kiên quyết ngăn chặn ngay từ đầu các trường hợp xây dựng sai mục đích trên đất quy hoạch khiến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, phức tạp" - nhận định này được các đại biểu Quốc hội đưa ra khi làm việc với huyện Hóc Môn sáng 5-7 về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất dự án trên địa bàn huyện này.

Đất nông nghiệp "qua tay" rất phức tạp và khó bồi thường

Theo bà Đỗ Thị Lâm Tuyền - Phó chủ tịch UBND huyện Hóc Môn, tuy Luật đất đai nghiêm cấm việc mua bán đất nông nghiệp, chỉ cho người dân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được mua bán nhưng Luật không quy định hạn mức nông dân được sở hữu. Do đó, huyện kiến nghị đoàn Đại biểu Quốc hội nghiên cứu đề xuất bổ sung vào Luật đất đai mới quy định ràng buộc đối với việc mua bán chuyển nhượng đất nông nghiệp.

Ngoài ra, theo bà Tuyền, nhiều dự án được duyệt quy hoạch nhưng kéo dài qua nhiều năm, đến khi áp giá đền bù không phù hợp với thực trạng sử dụng, giá đền bù thấp hơn nhiều so với giá thị trường, người dân không đồng ý. Ví dụ, mức giá bồi thường nút giao hầm chui An Sương thấp hơn thực tế gần 10 lần (áp giá 2 triệu/m2 nhưng thực tế giá đất khoảng 20 triệu/m2 ) hoặc dự án mở rộng đường Tô Ký, Đặng Thúc Vịnh có quy hoạch từ năm 1995, đã cắm mốc lộ giới nhưng đến nay bắt đầu đền bù, nhiều trường hợp trước đây là đất nông nghiệp trồng hoa màu nhưng qua 20 năm, người dân xây nhà, buôn bán tạp hóa…nếu áp giá đền bù theo khung đất nông nghiệp thì quá thấp.

Từ những nguyên nhân này, huyện Hóc Môn còn tồn khoảng 750 hồ sơ kiến nghị xem xét mức giá bồi thường cho các dự án giao thông, trường học…

Đại diện đoàn đại biểu Quốc hội, bà Văn Thị Bạch Tuyết cho rằng không chỉ huyện Hóc Môn, nhiều địa phương khác như quận 12, quận Thủ Đức cũng gặp khó khăn khi áp giá bồi thường bởi mức bồi thường Nhà nước đưa ra thấp so với thực tế nhiều lần. TP HCM đang trên đà phát triển nhiều dự án sẽ được triển khai trong thời gian tới, do đó đoàn đại biểu Quốc hội sẽ góp ý kiến với Quốc hội trong quá trình xây dựng Luật đất đai mới ban hành năm 2020.

theo CafeLand

  • Facebook
  • Chia sẻ

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Đọc thêm

Dân giao đất “bờ xôi ruộng mật”, gần 15 năm không nhận được đền bù
Cảnh giác với các "cò" chính sách
Thêm 100 hộ dân vùng dự án sân bay Long Thành được chi trả hơn 251 tỷ đồng tiền đền bù, hỗ trợ
Cải tạo chung cư cũ: Gỡ vướng mâu thuẫn về lợi ích
Đốt hồ sơ, đẩy trách nhiệm, nguy cơ tái sa lầy dự án?
Tuyến Metro số 2 Bến Thành -Tham Lương: Đền bù 150 triệu/m2, nhiều hộ dân chê thấp
Quy định bồi thường khi thu hồi đất hành lang đường bộ
Bất động sản 24h: Dân bức xúc vì bị thu hồi đất mà chưa được đền bù
Đắk Lắk: Lấy đất của dân 15 năm chưa đền bù vì… chưa có tiền
Đồng Nai: Trước 15/5 hoàn thành áp giá đền bù dự án sân bay Long Thành