Giải ngân đầu tư công đạt gần 80% kế hoạch
Alomuabannhadat – Trong 11 tháng đầu năm, tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư đạt 79,3% kế hoạch, có tốc độ tăng cao nhất trong một thập kỷ (giai đoạn 2011 – 2020).
Tôi được biết, theo khoản 22 Điều 4 của Luật Đầu tư công quy định: Vốn đầu tư công quy định tại Luật này bao gồm vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật.
Khoản 1 Điều 6 của Luật Đầu tư công quy định dự án đầu tư công được phân loại như sau:
(a) Dự án có cấu phần xây dựng là dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết bị của dự án;
(b) Dự án không có cấu phần xây dựng là dự án mua tài sản, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc và dự án khác không quy định tại điểm a khoản này. Theo quy định này thì khái niệm dự án đầu tư công có cấu phần xây dựng không bao gồm các dự án bảo trì, sửa chữa.
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 1 Thông tư số 92/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính về về lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất quy định:
- Thông tư này điều chỉnh đối với kinh phí để thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì cơ sở vật chất theo quy định của Luật Xây dựng; kinh phí để thực hiện các công trình cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất.
- Thông tư này không điều chỉnh đối với: Kinh phí để thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; Xây dựng mới các hạng mục công trình trong các cơ sở đã có; Các dự án sử dụng vốn đầu tư công; Các công trình sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng có tính chất đặc thù đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật riêng.
- Kinh phí để thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ các nguồn kinh phí sau: Nguồn kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước trong các lĩnh vực theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; Nguồn phí được để lại theo chế độ quy định để chi thường xuyên.
Xin hỏi, đối với các dự án sửa chữa, bảo trì theo quy định của pháp luật xây dựng sử dụng vốn NSNN (nguồn chi thường xuyên) có phải là dự án đầu tư công hay không?
Đối với các dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất sử dụng vốn ngân sách nhà nước (nguồn chi thường xuyên) có phải thực hiện lập, thẩm định và quyết định chủ trương đầu tư theo Luật Đầu tư công hay không (có cùng đối tượng là cải tạo, nâng cấp theo khái niệm tại khoản 1 Điều 6) và loại dự án này có bắt buộc phải sử dụng nguồn vốn chi đầu tư phát triển hay được phép sử dụng cả nguồn vốn chi thường xuyên và nguồn vốn chi đầu tư phát triển?
Hoàng Đức Linh (Vĩnh Phúc)...
Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau:
Theo quy định, vốn NSNN sử dụng cho đầu tư thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đầu tư công. Tại khoản 6 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước đã quy định: “Chi thường xuyên là nhiệm vụ chi của NSNN nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh”.
Theo đó, nguồn vốn chi thường xuyên không sử dụng để chi cho các dự án đầu tư (không còn khái niệm nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư).
Đồng thời, theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 thì căn cứ vào tính chất, dự án đầu tư công được phân loại như sau:
“a) Dự án có cấu phần xây dựng là dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang thiết bị của dự án;
b) Dự án không có cấu phần xây dựng là dự án mua tài sản, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc và dự án khác không quy định tại điểm a khoản này.”
Theo Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 92/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí để thực hiện sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất, phạm vi điều chỉnh không bao gồm:
“(1) Kinh phí để thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội;
(2) Xây dựng mới các hạng mục công trình trong các cơ sở đã có;
(3) Các dự án sử dụng vốn đầu tư công;
(4) Các công trình sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng có tính chất đặc thù đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật riêng”.
Theo các quy định nêu trên, các dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất là dự án đầu tư có cấu phần xây dựng, phải thực hiện theo quy trình lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14.
Các hoạt động sửa chữa, bảo trì dự án thuộc nhiệm vụ chi thường xuyên theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Thông tư hướng dẫn số 92/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính.
theo CafeLand
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Alomuabannhadat – Trong 11 tháng đầu năm, tỷ lệ thực hiện vốn đầu tư đạt 79,3% kế hoạch, có tốc độ tăng cao nhất trong một thập kỷ (giai đoạn 2011 – 2020).
Thủ tướng trong nhiều cuộc họp xuyên suốt năm 2020 đều nhấn mạnh phải giải ngân hết số vốn 630.000 tỷ đồng và hàng tháng sẽ họp và kiểm điểm. Thế nhưng hàng nghìn tỷ vẫn ứ đọng chưa được giải ngân.
Với thành phố Hà Nội, việc giải ngân vốn đầu tư công sẽ rất quan trọng, bởi nguồn vốn này của thành phố giai đoạn 2016 -2020 chiếm tỷ trọng 10% vốn đầu tư công của cả nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có văn bản 1259/TTg-KTTH chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tiêu dùng và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.
Công đoạn chấm thầu nhằm lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực thi công dự án dù chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng lại giữ vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành bại của các dự án. Bởi chọn được nhà thầu đủ năng lực, kinh nghiệm, dự án sẽ bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả. Ngược lại, để lọt những nhà thầu yếu kém, hậu quả sẽ khôn lường.
3 gói thầu xây lắp thuộc Dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông đoạn Phan Thiết – Dầu Giây và Phan Thiết – Vĩnh Hảo sẽ được gia hạn thời gian mở thầu đến ngày 14/9.
Hiện tượng sợ trách nhiệm trong việc giải ngân đầu tư công, đặc biệt trong bối cảnh trước thềm Đại hội Đảng...
Ngày 21/7, UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức cuộc họp nhằm đưa ra các giải pháp tiếp tục thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2020 đạt hiệu quả.
Alomuabannhadat - Tại Nghị quyết số 117/2020/QH14 ngày 19/6/2020, Quốc hội đã quyết định chuyển đổi phương thức đầu tư từ đầu tư theo phương thức đối tác công tư sử dụng một phần vốn ngân sách nhà nước sang đầu tư công sử dụng toàn bộ vốn ngân sách nhà nước đối với 3 dự án thành phần: Mai Sơn - Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Phan Thiết - Dầu Giây.
Gần nửa năm 2020, giá trị giải ngân vốn đầu tư công đạt khoảng 33% kế hoạch; trong khi vốn năm 2018, 2019 được kéo dài thời gian thực hiện sang năm 2020 mới chỉ đạt khoảng 15%. Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công là yêu cầu cấp bách, bởi năm nay cũng là năm cuối của kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.