Dân giao đất “bờ xôi ruộng mật”, gần 15 năm không nhận được đền bù
Khi dự án triển khai, chính quyền lại cho rằng hiện không còn quy định bồi thường bằng đất, người dân bị thu hồi đất chỉ nhận được tiền mặt...
Xin hỏi, đối với dự án thuộc thẩm quyền Nhà nước thu hồi đất thì từng địa phương có dự án đi qua sẽ lập riêng khung chính sách chuyển tới các bộ ban ngành có dự án đầu tư hay bộ, ban ngành có dự án đầu tư phải đi thu thập số liệu để tự lập khung chính sách trình Bộ TNMT thẩm tra trước khi trình Thủ tướng Chính phủ?
Đào Chiến Thắng (TPHCM)....
Bộ Tài nguyên và Môi trường trả lời vấn đề này như sau:
Tại Điều 17 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất quy định:
“Điều 17. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư; dự án thu hồi đất liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư mà phải di chuyển cả cộng đồng dân cư, làm ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống, kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa của cộng đồng; dự án thu hồi đất liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện như sau:
1. Bộ, ngành có dự án đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với UBND cấp tỉnh nơi có đất thu hồi xây dựng khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định và phải bảo đảm kinh phí cho việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định.
Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Diện tích từng loại đất dự kiến thu hồi;
b) Số tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trong khu vực dự kiến thu hồi đất;
c) Dự kiến mức bồi thường, hỗ trợ đối với từng loại đối tượng thu hồi đất; dự kiến giá đất bồi thường đối với từng loại đất, từng loại vị trí;
d) Phương án bố trí tái định cư (dự kiến số hộ tái định cư, địa điểm, hình thức tái định cư);
đ) Dự kiến tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và nguồn vốn để thực hiện;
e) Dự kiến tiến độ thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
g) Dự kiến thời gian và kế hoạch di chuyển, bàn giao mặt bằng.
Khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải thể hiện các nội dung nêu trên cho toàn bộ dự án và chi tiết đến từng địa phương (nếu có). Trường hợp thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư mà phải xây dựng khu tái định cư tập trung thì trong các nội dung quy định tại Khoản này phải bao gồm cả khu vực thu hồi đất để xây dựng khu tái định cư tập trung đó.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức thẩm tra khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
3. Căn cứ vào khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định, UBND cấp tỉnh tổ chức lập, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với dự án thực hiện tại địa phương sau khi đã có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của bộ, ngành có dự án đầu tư; tổ chức thực hiện và quyết toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với bộ, ngành có dự án đầu tư”.
theo CafeLand
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Khi dự án triển khai, chính quyền lại cho rằng hiện không còn quy định bồi thường bằng đất, người dân bị thu hồi đất chỉ nhận được tiền mặt...
Năm 2014, tôi có mua lại một thửa đất của người khác, năm 2018 tôi làm nhà tạm (nhà cấp 4) vừa ở vừa canh tác đến nay nhưng chưa được cấp sổ. Mảnh đất này trước đây là đất lúa (ghi trên bản đồ địa chính). Sau đó do Nhà nước ngăn đập nên không có nước sử dụng, không trồng được lúa và bỏ hoang từ năm 2007.
Gia đình tôi có 806,6m2 đất liền kề với đất ở của gia đình. Thửa đất có sổ đỏ ghi rõ đất nông nghiệp trồng lúa. Vì đất trong khu dân cư, bị ô nhiễm không canh tác lúa được nên năm 2003 gia đình tôi đã cải tạo đào ao thả cá, đổ đất trồng cây ăn quả cây lâu năm, xây dựng chuồng trại.
Việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ đối với đất trong hành lang an toàn lưới điện được thực hiện theo quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Tôi ở Hà Nội. Năm 2012, tôi có mua một mảnh ruộng làm muối tại Cát Hải, Hải Phòng. Trên bản đồ của xã đã có tên của tôi là chủ hợp pháp của mảnh đất này nhưng chưa sang tên trên sổ đỏ.
Câu hỏi của bạn đọc Alomuabannhadat có nội dung:
Gần khu đất nhà tôi có dự án mỏ đá sắp khai thác trong khoảng 10 năm. Đất nhà tôi là đất ở nhưng chưa xây nhà. Xin hỏi luật sư, khi dự án tiến hành khai thác thì gia đình tôi có được đền bù gì không? Quy định về việc đền bù như thế nào? Xin cảm ơn.
Theo quy định của Luật Đất đai, trong trường hợp thu hồi đất để làm đường giao thông, Nhà nước áp dụng phương pháp nào để xác định giá đất bồi thường phải cho người dân?
Câu hỏi của bạn đọc Alomuabannhadat có nội dung:
Gia đình tôi có mảnh đất đã được cấp sổ, trong đó có 230m2 nằm dưới hành lang đường điện 220KV, tôi có làm sân và trồng cây thuộc phần đất 230m2 này.
Câu hỏi của bạn đọc Alomuabannhadat có nội dung:
Công ty tôi có chủ là người Đài Loan, hoạt động sản xuất vôi. Khi dân sinh sống xung quanh đó khiếu nại về việc ồn và bụi bẩn, các cơ quan môi trường liên quan đến đo đạc kiểm tra và kết luận cần thêm hành lang cây xanh.
Câu hỏi của bạn đọc Alomuabannhadat có nội dung:
Năm 1999 gia đình tôi có khai hoang một mảnh đất, xây nhà và sử dụng từ đó đến nay (có xác nhận của chính quyền). Đến năm 2008, mảnh đất đó được cấp cho mục đích đất quân sự và hiện tại đòi lại đất.