Thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng với nhà ở riêng lẻ

Alomuabannhadat - Thời gian qua, nhiều người thắc mắc về hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ. Để làm sáng tỏ thắc mắc nêu trên, Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh đã có một số chia sẻ về vấn đề này; từ đó người dân thuận lợi hơn trong việc đề nghị cơ quan nhà nước cấp giấy phép xây dựng với nhà ở riêng lẻ.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, trước khi khởi công xây dựng nhà ở riêng lẻ, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật xây dựng năm 2014 thì được miễn giấy phép xây dựng.

Để có được giấy phép xây dựng này, chủ đầu tư phải nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ cho Ủy ban nhân dân cấp huyện. Theo đó, thành phần hồ sơ được quy định cụ thể như sau:

Đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư số 15/2016/TT-BXD).

2. Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:

- Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 đến 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công trình.

- Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50 đến 1/200.

- Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 đến 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 đến 1/200.

Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế quy định này là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.

4. Đối với công trình xây chen có tầng hầm, ngoài các tài liệu quy định nêu trên, hồ sơ còn phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận.

5. Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

Đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng trường hợp sửa chữa, cải tạo

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở (theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư số 15/2016/TT-BXD).

2. Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật hoặc bản sao giấy phép xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

3. Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng Mục công trình sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.

4. Đối với các công trình di tích lịch sử, văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, thì phải có bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo phân cấp.

theo CafeLand

  • Facebook
  • Chia sẻ

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Đọc thêm

Đất xây nhà xưởng là đất gì? Những điều cần biết khi xây nhà xưởng
Chủ tịch tỉnh chấn chỉnh những yếu kém về quản lý trật tự xây dựng tại thành phố Kon Tum
Đơn giản hóa thủ tục cấp phép xây dựng: Gỡ ách tắc cho doanh nghiệp
Lỗ hổng trong quản lý không gian ngầm
'Cấp tốc' kiểm tra công trình nhà riêng lẻ cấp đến 4 hầm ở Hà Nội
Mua đất thổ cư vẫn không được cấp phép xây dựng
Vướng mắc ở khu dân cư Hóa An
Chuyên gia muốn Jakarta cải cách thủ tục cấp phép xây dựng
Nhà “siêu mỏng, siêu méo” đua nhau mọc trên đường đang mở rộng ở Thủ đô
TP.HCM: Sống ổn định trên đất ở, vẫn phải xây nhà tạm