Chủ đầu tư là ai? Có trách nhiệm gì trong xây dựng?

Chủ đầu tư (hay chủ đầu tư xây dựng) là cá nhân, cơ quan, tổ chức sở hữu vốn; vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng - Theo Luật Xây dựng 2014.

Trong bất kỳ dự án nào, chủ đầu tư (hay chủ đầu tư xây dựng) đều đóng vai trò quan trọng, quyết định đến tính khả thi cũng như tiềm năng của dự án. Vậy chủ đầu tư cụ thể là ai? Có trách nhiệm gì trong xây dựng dự án? Có cách nào để nhận biết một chủ đầu tư uy tín?

Tất cả những thắc mắc này sẽ được Alomuabannhadat giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Chủ đầu tư là ai?

Khái niệm chủ đầu tư được Alomuabannhadat tổng hợp từ Luật Đấu thầu năm 2013, Luật Xây dựng 2014 và Luật Đầu tư công 2014. Cụ thể:

Chủ đầu tư là tổ chức sở hữu vốn hoặc được giao thay mặt chủ sở hữu vốn, tổ chức vay vốn trực tiếp quản lý quá trình thực hiện dự án - Theo Luật Đấu thầu năm 2013.

Chủ đầu tư (hay chủ đầu tư xây dựng) là cá nhân, cơ quan, tổ chức sở hữu vốn; vay vốn hoặc được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng - Theo Luật Xây dựng 2014.

Đối với đầu tư công, chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được giao quản lý dự án đầu tư công - Theo Luật Đầu tư công 2014.

Nói tóm lại, chủ đầu tư (hay chủ đầu tư xây dựng) gồm các đối tượng sau:

  • Cá nhân, cơ quan, tổ chức sở hữu vốn; vay vốn đầu tư xây dựng dự án.

  • Cá nhân, cơ quan, tổ chức được giao trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng.

Chủ đầu tư có trách nhiệm gì trong xây dựng?

Dưới đây, Alomuabannhadat xin liệt kê một số trách nhiệm chính của chủ đầu tư để bạn dễ hình dung hơn:

-  Lựa chọn các cá nhân, tổ chức có đủ năng lực điều kiện theo quy định để thực hiện thi công xây dựng công trình và giám sát thi công xây dựng công trình (nếu có). 

- Thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của các cá nhân trong hệ thống quản lý chất lượng của mình và các nhà thầu có liên quan biết để phối hợp thực hiện thi công dự án.

- Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại Điều 72 của Luật xây dựng.

- Kiểm tra năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng có phù hợp hay không. Chủ đầu tư kiểm tra năng lực của nhà thầu thi công xây dựng công trình thông qua các yếu tố sau: Thiết bị thi công, nhân lực, phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng, hệ thống quản lý chất lượng.

- Kiểm tra sự phù hợp của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình so với yêu cầu của hợp đồng xây dựng về việc huy động và bố trí nhân lực.

- Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra và giám sát trong suốt quá trình thi công xây dựng công trình, bao gồm:

  • Kiểm tra vật liệu, cấu kiện (tính toán, đo lường lực đỡ, ngoại lực, nội lực để giữ cho công trình bền vững), sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, đồng thời thực hiện thí nghiệm kiểm tra chất lượng khi cần thiết.

  • Kiểm tra nhà thầu thi công xây dựng công trình có những biện pháp gì để đảm bảo an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình.

  • Kiểm tra, giám sát, đôn đốc các nhà thầu thi công xây dựng công trình và các nhà thầu khác triển khai công việc tại dự án.

  • Nếu phát hiện sai sót, bất hợp lý về thiết kế, chủ đầu tư phải yêu cầu nhà thầu thiết kế điều chỉnh lại cho đúng.

  • Kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu; kiểm tra và xác nhận bản vẽ hoàn công.

- Đối với các công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, chủ đầu tư phải thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường khi thi công xây dựng công trình.

- Khi có nghi ngờ về chất lượng của công trình hoặc khi được cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu, chủ đầu tư phải tổ chức kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng mục công trình và toàn bộ công trình xây dựng.

- Chủ đầu tư phải tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng.

Để biết chi tiết về trách nhiệm của chủ đầu tư trong xây dựng công trình, bạn có thể tham khảo thêm tại Điều 112 của Luật Xây dựng 2014. 

Cách nhận biết chủ đầu tư uy tín hay không?

Một chủ đầu tư xây dựng (chủ dự án) uy tín sẽ quyết định đến tính khả thi cũng như tiềm năng của dự án. Vì thế, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ các thông tin về chủ đầu tư của dự án trước khi quyết định mua hoặc thuê căn hộ, nhà ở, biệt thự… 

Dưới đây là các yếu tố giúp bạn nhận biết được một chủ đầu tư có uy tín hay không:

Năng lực tài chính: Chủ đầu tư có tài chính vững mạnh sẽ khiến người mua có niềm tin hơn vào tiến độ hoàn thành dự án cũng như tiềm năng sinh lời khi mua/ thuê các sản phẩm nhà ở trong dự án đó.

Kinh nghiệm hoạt động: Những chủ đầu tư có nhiều năm kinh nghiệm sẽ có kỹ năng vận hành dự án tốt đồng thời xử lý nhanh chóng các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình dự án được xây dựng.

Đối tác của chủ đầu tư: Một chủ đầu tư có thể làm việc cùng các đối tác là những công ty lớn, có danh tiếng trên thị trường bất động sản chứng tỏ đây là một chủ đầu tư có mức độ uy tín tốt.

Yếu tố pháp lý của dự án: Một chủ đầu tư uy tín sẽ cung cấp, truyền tải các thông tin pháp lý của dự án cho khách hàng một cách đầy đủ, rõ ràng và đảm bảo tính hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Các dự án đã thực hiện: Để biết được mức độ uy tín của chủ đầu tư, bạn có thể căn cứ vào các dự án trước đó mà chủ đầu tư đã thực hiện; xem những dự án trước đó có chất lượng không, khách hàng phản hồi như thế nào, hiệu quả kinh doanh ra sao?

Danh sách các chủ đầu tư bất động sản uy tín tại Việt Nam

Dưới đây là một số chủ đầu tư tên tuổi tại thị trường bất động sản nước ta:

  • Tập đoàn Vingroup

  • Tập đoàn Hưng Thịnh

  • Tập đoàn Sun Group

  • Tập đoàn Sunwah Việt Nam

  • Công ty cổ phần Đầu Tư và Kinh Doanh Nhà Khang Điền

  • Công ty cổ phần tập đoàn Hà Đô

  • Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh

  • Công ty cổ phần đầu tư Thảo Điền

Mong rằng, bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn các thông tin về chủ đầu tư (chủ đầu tư xây dựng). Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể chat trực tiếp trên Website Alomuabannhadat để được hỗ trợ giải đáp nhé!

theo CafeLand

  • Facebook
  • Chia sẻ

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Đọc thêm

Có nên mua bán, chuyển nhượng bất động sản trả chậm, trả dần
Những quy định về đấu giá bất động sản mới nhất
Điều kiện thành lập đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản
Các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Kinh nghiệm pháp lý liên quan đến hợp đồng thuê văn phòng
Pháp lý về quyền sở hữu và thực thi chuyển giao quyền sở hữu
Hợp đồng chuyển nhượng đất đai và quyền sử dụng đất đai
Thông tin quan trọng cần lưu ý về hợp đồng mua bán nhà đất
Những điều cần biết về hợp đồng thuê đất 2022
Lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất