Giám sát công trình xây dựng là gì? Có quyền và nghĩa vụ gì?

Giám sát xây dựng hay còn gọi là giám sát công trình, giám sát thi công. Đây là vị trí chịu trách nhiệm về giám sát quá trình thi công tại công trường, kiểm soát và theo dõi chất lượng/ khối lượng theo tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.

Như các bạn đã biết, bất kỳ công trình xây dựng nào cũng có mặt của giám sát xây dựng. Vậy công việc chi tiết của giám sát xây dựng là gì? Chủ đầu tư và nhà thầu có quyền/ nghĩa vụ gì trong giám sát xây dựng? Tất cả sẽ được Alomuabannhadat giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Giám sát xây dựng là gì?

Giám sát xây dựng hay còn gọi là giám sát công trình, giám sát thi công. Đây là vị trí chịu trách nhiệm về giám sát quá trình thi công tại công trường, kiểm soát và theo dõi chất lượng/ khối lượng theo tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành để đảm bảo công trình xây dựng đạt chuẩn về thi công, tiến độ xây dựng đúng theo kế hoạch, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thi công.

Công việc này đòi hỏi giám sát viên phải có trình độ chuyên môn nhất định, có chứng chỉ hành nghề theo đúng quy định Nhà Nước ban hành. Do đó, vị trí giám sát thi công công trình thường sẽ do Kỹ sư xây dựng có kinh nghiệm phụ trách, chịu trách nhiệm theo dõi, cập nhật tình hình, báo cáo và xử lý hiệu quả công việc liên quan đến công trình xây dựng.

Mô tả công việc chi tiết của giám sát xây dựng

Giám sát công trình thi công

  • Theo dõi, kiểm tra, đánh giá quá trình thi công tại công trường và cập nhật tình hình để lưu vào sổ công tác.

  • Yêu cầu người lao động thi công đúng quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật đồng thời tuân thủ các quy định về an toàn lao động.

  • Nếu phát hiện sai phạm về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thì lập tức tiến hành đình chỉ thi công, tìm hiểu rõ nguyên nhân và đề xuất các phương án để báo cáo lên cấp trên xin chỉ thị.

  • Chấm công cho người lao động đầy đủ.

  • Phối hợp với các bên để nghiệm thu các hạng mục đã hoàn thành.

Theo dõi và quản lý công trình thi công

  • Thường xuyên cập nhật tình trạng tiến độ thi công tại công trình xây dựng.

  • Kiểm tra công tác thi công của các nhà thầu, đảm bảo sự hài hòa thống nhất với những hạng mục chính.

  • Nắm bắt và xử lý  những sai sót trong quá trình thi công đồng thời báo cáo với chủ đầu tư những rủi ro tiềm ẩn.

  • Thẩm định tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật khi thi công công trình.

  • Rà soát sổ sách, số liệu của ban quản lý chất lượng đội thi công và nhà thầu phụ.

  • Nghiệm thu công trình đã hoàn thành đảm bảo mục tiêu và chất lượng.

  • Hỗ trợ hồ sơ cho hoạt động dự thầu của các phòng ban.

Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong giám sát xây dựng

Quyền của chủ đầu tư trong giám sát xây dựng

  • Nếu có đủ điều kiện và năng lực giám sát xây dựng, chủ đầu tư có thể trực tiếp giám sát công trình và tự chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình.

  • Nếu không có đủ điều kiện và năng lực giám sát xây dựng, chủ đầu tư có thể hợp tác với đơn vị tư vấn giám sát và yêu cầu đơn vị này thực hiện đúng như hợp đồng đã ký kết.

  • Trong trường hợp đơn vị tư vấn giám sát không thực hiện đúng như hợp đồng đã ký kết, chủ đầu tư có thể yêu cầu đơn vị này thay đổi người giám sát, đình chỉ hoặc chấm dứt hợp đồng.

Nghĩa vụ của chủ đầu tư trong giám sát xây dựng

Trong trường hợp nhà đầu tư ký kết hợp đồng với đơn vị giám sát xây dựng thì chủ đầu tư có nghĩa vụ sau:

  • Chủ đầu tư phải thông báo cho các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của tư vấn giám sát.

  • Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết với đơn vị tư vấn giám sát.

  • Xử lý kịp thời những đề xuất của giám sát viên và lưu trữ kết quả giám sát thi công.

  • Nếu lựa chọn giám sát viên không đủ điều kiện năng lực giám sát xây dựng, chủ đầu tư phải bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan.

  • Nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác do chủ đầu tư gây ra.

Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu trong giám sát xây dựng

Quyền của nhà thầu trong giám sát xây dựng

  • Yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết và đúng thiết kế đã được phê duyệt.

  • Tạm dừng thi công nếu phát hiện nhà thầu thi công sai thiết kế hoặc phát hiện công trình có nguy cơ xảy ra mất an toàn và thông báo ngay cho chủ đầu tư để xử lý kịp thời.

  • Bảo lưu ý kiến đối với công việc giám sát do mình đảm nhận, từ chối yêu cầu bất hợp lý của các bên có liên quan.

Nghĩa vụ của nhà thầu trong giám sát xây dựng

  • Thực hiện giám sát công trình xây dựng theo đúng hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư.

  • Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng, không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật và không theo yêu cầu thiết kế của công trình.

  • Nhắc nhở công nhân thi công xây dựng công trình thực hiện các quy định về an toàn lao động, bảo vệ môi trường.

  • Đề xuất với chủ đầu tư những bất hợp lý về thiết kế xây dựng để có những phương án xử lý kịp thời.

  • Bồi thường thiệt hại khi làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi công không đúng thiết kế, không tuân theo quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn áp dụng nhưng người giám sát không báo cáo với chủ đầu tư.

Mong rằng bài viết này đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích về giám sát công trình xây dựng và đừng quên follow Alomuabannhadat để có thêm cho mình nhiều kiến thức mới nhé!

theo CafeLand

  • Facebook
  • Chia sẻ

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Đọc thêm

Có nên mua bán, chuyển nhượng bất động sản trả chậm, trả dần
Những quy định về đấu giá bất động sản mới nhất
Điều kiện thành lập đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản
Các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Kinh nghiệm pháp lý liên quan đến hợp đồng thuê văn phòng
Pháp lý về quyền sở hữu và thực thi chuyển giao quyền sở hữu
Hợp đồng chuyển nhượng đất đai và quyền sử dụng đất đai
Thông tin quan trọng cần lưu ý về hợp đồng mua bán nhà đất
Những điều cần biết về hợp đồng thuê đất 2022
Lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất