Tự ý rào đất công không cho người khác xây cầu
Một hộ dân tự ý kéo lưới rào đất do Nhà nước quản lý nhằm không cho người khác bắc cầu qua kênh.
Năm 2014 gia đình tôi có tự ý phát dọn một diện tích đất rừng để trồng cây, UBND xã kiểm tra phát hiện và ra Quyết định phạt gia đình tôi 1.250.000đ, lúc đó trên đất tôi đã trồng cây keo. Đến nay gia đình tôi đến thu hoạch keo, sau khi thu hoạch xong gia đình tôi sẽ trả lại đất nhưng UBND xã ngăn cản không cho.
Xin hỏi, UBND xã ngăn cản vậy có đúng không, vì theo tôi tuy là đất lấn chiếm nhưng tài sản trên đất là của gia đình tôi chứ không thuộc UBND xã. Gia đình tôi cần làm gì để thu hồi lại được số keo trên đất đã lấn chiếm đó?
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An trả lời:
Theo thông tin bạn cung cấp thì gia đình bạn đã có hành vi lấn, chiếm đất theo quy định tại Nghị Định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính đất đai tại khoản 3 Điều 14. Lấn, chiếm đất
3. Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn, thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,02 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
e) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.
Ngoài ra, căn cứ Điều 75 Luật đất đai năm 2013 quy định điều kiện để được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là:
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
Như vậy, điều kiện để được bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, cơ sở tôn giáo,… được nhà nước giao đất, cho thuê đất có Giấy chứng nhận, hoặc đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận.
Điều 82. Trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất
Nhà nước thu hồi đất không bồi thường về đất trong các trường hợp sau đây:
1. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 76 của Luật này;
2. Đất được Nhà nước giao để quản lý;
3. Đất thu hồi trong các trường hợp quy định tại Điều 64 và các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 của Luật này;
4. Trường hợp không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77 của Luật này.
Điều 76. Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
1. Các trường hợp không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:
a) Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, trừ trường hợp đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này;
b) Đất được Nhà nước giao cho tổ chức thuộc trường hợp có thu tiền sử dụng đất nhưng được miễn tiền sử dụng đất;
c) Đất được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm; đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất, trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê do thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng;
d) Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn;
đ) Đất nhận khoán để sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.
Căn cứ theo các quy định trên lấn chiếm đất là đã có hành vi vi phạm quy định về đất đai và cũng không được hưởng bồi thường chi phí đầu tư vào đất khi thu hồi đất.
theo CafeLand
Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Một hộ dân tự ý kéo lưới rào đất do Nhà nước quản lý nhằm không cho người khác bắc cầu qua kênh.
Kết quả thanh tra về quản lý đất đai ở hàng loạt quận, huyện vùng ven như Bình Chánh, Củ Chi, Thủ Đức, nhiều nhà dân và dự án lớn mắc sai phạm, xây dựng không phép.
Hơn một nghìn mét vuông đất ngay sát chân cầu Chương Dương, trên hành lang thoát lũ sông Hồng thuộc địa bàn phường Ngọc Lâm, quận Long Biên đang bị Công ty CP Quản lý và xây dựng đường bộ 234 (Công ty Đường bộ 234) sử dụng sai mục đích, cho thuê làm nhà hàng...
Bản án sơ thẩm đánh giá hành vi của các bị cáo cầm đầu trong vụ án xảy ra ở Đồng Tâm là tàn ác, phạm tội có tổ chức...
Vì phát triển "nóng" ở phía nam TPHCM, quận 7 tồn tại một số sai phạm về quản lý đất đai, quy hoạch đô thị. Dù đã được nhiều cơ quan kiểm tra, thanh tra chỉ rõ và kiến nghị xử lý, nhưng kết quả vẫn còn hạn chế.
Hai dự án đường giao thông nông thôn và hồ thủy lợi tại xã Ea Yông, huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) vừa bị đơn vị giám sát thuộc HĐND yêu cầu giải trình những lình xình liên quan (dự án bị hoán đổi vị trí; nắn đường "chạy" vào nơi có đất sản xuất nhà quan chức huyện này).
Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc thanh, kiểm tra và xử lý toàn diện những sai phạm trong việc quản lý và sử dụng đất tại khu vực núi Đinh (hay còn gọi núi Con Voi) của Công ty TNHH Kim Long.
Một khu sinh thái "khủng" đang được xây dựng trên đất rừng chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở thôn Đồng Câu, (xã Ngọc Thanh, TP.Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc), trong khi đó chính quyền địa phương vẫn đang loay hoay xử lý.
Phần đất phía tiếp giáp giữa hai nhà là khoảng trống rộng 0,5 m, dài 10 m, bên nào cũng nói là của nhà mình nên phải nhờ tòa phân xử.
Một công trình nhà siêu mỏng, siêu méo, xây dựng không phép trên đất lấn chiếm giữa trung tâm thành phố không những không bị xử phạt hành chính, không bị tháo dỡ mà còn được hoàn thiện bằng văn bản của UBND TP.Hải Phòng.