Đấu giá bất động sản ở Việt Nam là một chế định tồn tại lâu dài, thống nhất và xuyên suốt qua các thời kỳ từ Luật Đất đai năm 2003 đến Luật Đất đai năm 2013.
Vậy đấu giá bất động sản là gì và được quy định cụ thể như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu các thông tin về đấu giá bất động sản ngay trong bài viết này nhé!
Hình thức đấu giá bất động sản (Real Estate Auction) là gì?
Đấu giá bất động sản (Real Estate Auction) được định nghĩa là việc bán, chuyển nhượng tài sản bằng loại hình bất động sản công khai để chọn người mua, nhận chuyển nhượng thông qua việc trả giá cao nhất theo thủ tục đấu giá tài sản.
Đấu giá BĐS được xem là hình thức “thuận mua vừa bán“ giữa người bán và nhiều người mua cùng lúc. Thông qua đơn vị trung gian độc lập chính là công ty đấu giá BĐS được cấp phép hoạt động. Mà chủ thể giao dịch là những căn nhà đã được lên listing và “nằm“ khá lâu trên thị trường.
Đấu giá bất động sản là phương pháp sáng tạo và hiệu quả của việc bán nhà. Là một quá trình giúp tăng tốc và thúc đẩy tiếp thị một cách nhanh chóng. Qua đó, giải quyết được nhu cầu muốn giải quyết nhanh và giúp giảm bớt những khó khăn của chủ nhà.
Tuy nhiên, hiện nay thì các quy định về việc đấu giá bất động sản chưa cụ thể hóa nhiều trường hợp như đặt cọc, các yếu tố tài chính từ chủ đầu tư, về việc cấm hoặc hạn chế tham gia đấu giá, bỏ cọc.
Điều này đã dẫn đến một lỗ hổng lớn trong quy định về đấu giá, dẫn đến việc thực thi chế định về đấu giá bất động sản trên thực tế gặp phải các rất nhiều vướng mắc, gây ra rủi ro cho lợi ích của nhà nước cũng như các chủ thể liên quan.
Các quy định hiện hành liên quan đến đấu giá bất động sản
Hiện nay, theo luật kinh doanh bất động sản, luật đất đai và luật dân sự có quy định về đấu giá bất động sản như sau:
-
Các tổ chức, cá nhân khi kinh doanh dịch vụ đấu giá bất động sản thì phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, có đăng ký kinh doanh dịch vụ bất động sản theo đúng quy định pháp luật.
-
Hoạt động đấu giá bất động sản phải được thực hiện đúng theo nguyên tắc công khai, trung thực, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia.
-
Hình thức đấu giá bất động sản sẽ bao gồm:
a) Hình thức đấu giá bất động sản trực tiếp bằng lời nói;
b) Hình thức đấu giá bằng cách bỏ phiếu;
c) Một số hình thức đấu giá khác do các bên thỏa thuận hoặc theo pháp luật quy định.
-
Tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh dịch vụ đấu giá bất động sản phải công bố công khai, đầy đủ và chính xác thông tin về bất động sản trong bản niêm yết đấu giá do tổ chức hoặc cá nhân bán, chuyển nhượng bất động sản cung cấp.
-
Hình thức, nội dung trong đấu giá bất động sản, quyền và nghĩa vụ của các bên, giá dịch vụ đấu giá bất động sản sẽ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
-
Tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh dịch vụ đấu giá bất động sản phải chịu trách nhiệm thực hiện cam kết trong hợp đồng và sẽ phải bồi thường thiệt hại nếu do lỗi đơn vị gây ra.
-
Việc đấu giá bất động sản phải được tiến hành đúng theo quy định của Luật này và pháp luật về đấu giá.
Quy trình tham gia bán đấu giá bất động sản
Theo quy định về việc đấu giá bất động sản theo luật đấu giá tài sản 2016, quy trình đấu giá đất sẽ được tiến hành theo trình tự và thủ tục sau:
- Bước 1: Chọn đơn vị tổ chức bán đấu giá bất động sản
Khi muốn tiến hành đấu giá bất động sản, bạn nên chọn các tổ chức bán đấu giá có uy tín, chuyên nghiệp như các trung tâm cung cấp các dịch vụ bán đấu giá bất động sản.
- Bước 2: Xác định mức giá khởi điểm quyền sử dụng đất
Mức giá khởi điểm của bất động sản cần bán đấu giá sẽ được xác định khi ký hợp đồng đấu giá bất động sản hoặc trước khi ký hợp đồng chuyển giao đất.
Giá khởi điểm về quyền sử dụng đất đấu giá sẽ được xác định sát với mức giá chuyển nhượng bất động sản trên thực tế.
- Bước 3: Niêm yết thông báo công khai về thông tin việc bán đấu giá đất
Việc bán đấu giá quyền sử dụng đất phải được các tổ chức bán đấu giá đất niêm yết thông tin. Đồng thời, các tổ chức có quyền sử dụng đất bán đấu giá và UBND xã, phường sẽ được sử dụng đất chậm nhất là 30 ngày trước khi muốn mở bán.
Nội dung niêm yết trên hồ sơ mời thầu phải đảm bảo có đầy đủ các thông tin cụ thể theo quy định.
- Bước 4: Đăng ký tham gia bán đấu giá tài sản, bất động sản
Để được tham đấu giá bất động sản, người tham gia cần phải nộp khoản phí bằng tiền mặt trước. Và mức phí sẽ theo đúng và dựa theo những quy định của luật đấu thầu đất đai.
Thời điểm sau 2 ngày kể từ ngày tiến hành đăng ký bán đấu giá quyền sử dụng đất, người tổ chức đấu giá sẽ cho những người tham gia đấu giá xem qua mảnh đất.
- Bước 5: Tiến hành đấu giá bất động sản đất đai
Quá trình đấu giá bất động sản sẽ được đảm bảo tiến hành theo 3 bước là đấu giá viên sẽ mở đầu, sau đó những người tham gia trả đấu giá đấu thầu và cuối cùng là công bố kết quả tham gia đấu giá.
- Bước 6: Hoàn tất thủ tục đấu giá về quyền sử dụng đất
Sau khi hoàn thành buổi đấu giá bất động sản, trong vòng 3 ngày bên đấu giá sẽ chuyển giao toàn bộ hồ sơ phiên đấu giá kèm theo đó là danh sách những người mua cho tổ chức phát triển quỹ đất hay UBND xã, phường để tiến hành giải quyết.
Nội dung cần có trong hợp đồng đấu giá bất động sản
Hợp đồng đấu giá bất động sản thông thường sẽ bao gồm các nội dung sau đây:
1. Thông tin cá nhân bao gồm tên, địa chỉ của cả bên đấu giá lẫn bên yêu cầu đấu giá bất động sản;
2. Thông tin liên quan đến tài sản hoặc bất động sản được đấu giá;
3. Thời gian, địa điểm tiến hành đấu giá và hình thức đấu giá;
4. Mức giá khởi điểm của tài sản bất động sản được đem đấu giá;
5. Thời hạn, tiến độ thực hiện đấu giá;
6. Giá dịch vụ đấu giá bất động sản;
7. Phương thức và thời hạn thanh toán dịch vụ đấu giá;
8. Quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan tham gia đấu giá;
9. Các quy định cụ thể trong trường hợp có tranh chấp và cách giải quyết;
10. Các nội dung khác do các bên liên quan đấu giá bất động sản tự thỏa thuận hoặc sẽ căn cứ theo pháp luật quy định.
Quyền lợi của các bên khi tham gia đấu giá bất động sản
- Quyền lợi người bán trong đấu giá bất động sản
-
Bán bất động sản một cách nhanh.
-
Giảm bớt những gánh nặng như lãi suất ngân hàng.
-
Giảm bớt những chi phí bảo trì khi không sử dụng.
-
Biết chắc chắn bất động sản sẽ được bán.
-
Tạo ra sự cạnh tranh giữa người tham gia đấu giá và chủ tài sản.
-
Giá bán đôi khi có thể cao hơn mức giá khởi điểm rất nhiều.
-
Biết chắc chắn người mua có thể đảm bảo tài chính sau đấu giá.
-
Phân loại được nguồn khách hàng tiềm năng tham gia đấu giá.
- Quyền lợi người mua trong đấu giá bất động sản
Đấu giá bất động sản là hình thức dành cho những nhà đầu tư thông minh có cơ hội mua được nhà giá thị trường thông qua các phiên đấu thầu được công khai minh bạch.
Người mua chắc chắn mua được nhà vì sự ràng buộc trong pháp lý đấu giá
Được thanh toán bất động sản thành nhiều đợt mà không phải một lần trong quy trình đấu giá.
Tiết kiệm được thời gian lựa chọn và xem bất động sản.
Biết thời gian cụ thể về việc nhận bất động sản đấu giá.
Người mua nhận đầy đủ thông tin và lý lịch bất động sản thông qua đơn vị đấu cung cấp.
Không lo các vấn đề pháp lý như tranh chấp sở hữu vì căn nhà đưa ra đấu giá công khai.
- Quyền lợi đơn vị đấu giá
-
Tăng doanh thu và thị phần của đơn vị cung cấp dịch vụ đấu giá.
-
Phát triển phân khúc thị trường riêng của đơn vị.
-
Bảo đảm bất động sản sẽ bán được.
-
Thu thập được danh sách những khách hàng tiềm năng
Qua bài viết ngắn này, hy vọng những thông tin trên sẽ có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc liên quan đến vấn đề đấu giá bất động sản. Và sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong quá trình tiến hành thủ tục đấu giá.
theo CafeLand