Pháp lý về quyền sở hữu và thực thi chuyển giao quyền sở hữu

Chuyển giao quyền sở hữu là một trong những một vấn đề được rất ít người quan tâm. Nhưng trên thực tế chuyển giao sở hữu là một trong những yếu tố quan trọng đối với các giao dịch có sự chuyển dịch về quyền sở hữu.

Vậy chuyển giao quyền sở hữu có tầm quan trọng như thế nào? Và chuyển giao quyền sở hữu được tiến hành theo hình thức nào?

Khái niệm về quyền sở hữu theo Bộ luật dân sự

Theo quy định của pháp luật thì quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

Thứ nhất là về quyền chiếm hữu

quyền chiếm hữu được hiểu một cách đơn giản là sự nắm giữ, quản lý

Quyền chiếm hữu được quy định tại Điều 179 của Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, quyền chiếm hữu được hiểu một cách đơn giản là sự nắm giữ, quản lý cũng như chi phối đối với một hay nhiều tài sản và của một hay nhiều chủ thể.

Để phân loại quyền chiếm hữu thì có thể dựa vào ba tiêu chí sau:

Dựa vào tính ngay tình của việc chiếm hữu quyền sở hữu
  • Chiếm hữu không ngay tình

Chiếm hữu không ngay tình thì được xác định đó chính là trường hợp người chiếm hữu đã biết hoặc pháp luật buộc họ phải biết là bản thân mình đang chiếm hữu tài sản của chủ thể khác nhưng không dựa trên các cơ sở về pháp luật.

  • Chiếm hữu ngay tình

Chiếm hữu ngay tình là các trường hợp mà người chiến hữu không biết. Và bằng cách nào đó mà họ cũng không biết mình chiếm hữu hay không dựa trên cơ sở pháp luật.

Dựa vào tính liên tục hoặc không  liên tục của việc chiếm hữu

Dựa vào tính liên tục của việc chiếm hữu, thì nó cũng được chia ra làm chiếm hữu liên tục và chiếm hữu không liên tục:

  • Chiếm hữu liên tục

Chiếm hữu liên tục được quy định tại Điều 182 theo Bộ luật Dân sự 2015. Theo đó, việc chiếm hữu liên tục được hiểu việc chiếm hữu về mặt thực tế và về mặt mặt pháp lý của một chủ sở hữu đối với tài sản. 

Chiếm hữu về mặt thực tế là việc chủ sở hữu hay người có quyền chiếm hữu tự mình giữ tài sản. Khi chủ sở hữu trao quyền chiếm hữu tài sản cho một chủ thể khác thì họ chỉ có quyền chiếm hữu về mặt pháp lý đối với tài sản.

Còn chủ thể thì được chủ sở hữu trao quyền chiếm hữu và họ chỉ có quyền chiếm hữu thực tế đối với tài sản. Đây là thuộc trường hợp sở hữu trao quyền chiếm hữu thực tế một cách tự nguyện.

Đồng thời, tính liên tục của việc chiếm hữu được ghi nhận bao gồm hai điều kiện. 

Đầu tiên là việc chiếm hữu sẽ được diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định. Hai là không có tranh chấp về quyền đối với tài sản hay có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.

  • Chiếm hữu không liên tục

Chiếm hữu không liên tục là việc một chủ thể chiếm hữu một tài sản nhưng không đảm bảo hai điều kiện của chiếm hữu liên tục như đã nêu ở trên.

Dựa vào tính công khai của việc chiếm hữu quyền sở hữu

Cách phân loại dựa vào tính công khai của việc chiếm hữu này được quy định tại Điều 183 theo Bộ luật Dân sự 2015, trong đó bao gồm 2 loại sau:

Chiếm hữu không công khai: Là việc mà chủ thể chiếm hữu tài sản, nhưng điều này không được thể hiện một cách minh bạch và mang yếu tố hoặc hành vi che giấu. 

Chiếm hữu công khai: Là việc tài sản đang chiếm hữu được sử dụng đúng theo công dụng, tính năng và được người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình. Và việc chiếm hữu này được thực hiện một cách minh bạch, công khai.

Thứ hai là về quyền sử dụng

Khái niệm quyền sử dụng theo quy định của pháp luật được căn cứ theo Điều 189 của Bộ Luật dân sự

Khái niệm quyền sử dụng theo quy định của pháp luật được căn cứ theo Điều 189 của Bộ Luật dân sự. Theo đó, quyền sử dụng được hiểu là quyền trong việc khai thác về công dụng, cũng như hưởng các hoa lợi, lợi tức từ tài sản. 

Tuy nhiên có thể hiểu một cách đơn giản khác thì quyền sử dụng chính là việc khai thác cũng như việc hưởng lợi ích từ khối tài sản khai thác được. 

Xét về quyền chiếm hữu thì quyền sử dụng không chỉ thuộc về chủ sở hữu tài sản mà nó còn thuộc về những người không phải là chủ sở hữu nhưng được chủ sở hữu giao quyền theo quy định pháp luật. Quyền sử dụng được chia làm 2 loại:

Quyền sử dụng của chủ sở hữu

Đối với quyền sử dụng của chủ sở hữu được quy định rằng chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí của riêng mình chứ không phải hỏi ý kiến của cá nhân khác. 

Nhưng việc sử dụng không được gây thiệt hại hoặc có thể làm ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, dân tộc, lợi ích của công cộng hay ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân khác. 

Quyền sử dụng đối với người không phải là chủ sở hữu

Người không phải là chủ sở hữu sẽ được sử dụng tài sản theo như sự thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc theo các quy định pháp luật.

Thứ ba là về quyền định đoạt

quyền định đoạt tài sản là việc chủ sở hữu của tài sản được thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản

Căn cứ theo Điều 192 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định rằng, quyền định đoạt tài sản là việc chủ sở hữu của tài sản được thực hiện việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người khác hoặc từ bỏ quyền sở hữu của mình.

Quyền định đoạt quyền sở hữu thực chất là việc định đoạt số phận “thực tế”, “pháp lý” của tài sản.

  • Định đoạt “thực tế” là bằng hành vi của chủ sở hữu làm cho tài sản không còn như việc phá hủy hay vứt bỏ.

  • Còn định đoạt “pháp lý” thì được hiểu là việc chuyển quyền sở hữu sang cho chủ thể khác như thông qua hành vi mua bán hoặc cho, tặng.

Đối với chủ thể của quyền định đoạt thì buộc phải có năng lực hành vi về dân sự. Đồng thời quyền định đoạt sẽ không có nghĩa tuyệt đối trong những trường hợp nhất định mà pháp luật ràng buộc.

Chủ thể có quyền định đoạt cần phải tuân theo những quy định để tránh vi phạm Hiến pháp và pháp luật cũng như phải tuân theo các trình tự, thủ tục về việc chuyển giao quyền định đoạt theo pháp luật.

Quyền định đoạt pháp luật dân sự chia ra làm hai loại:

Quyền định đoạt của chủ sở hữu

Quyền định đoạt của chủ sở hữu bao gồm các quyền như quyền buôn bán, trao đổi, cho vay hay tặng cho, quyền để cho người khác thừa kế hoặc quyền từ bỏ quyền sở hữu của mình, tiêu dùng, tiêu hủy.

Hay quyền thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với các quy định của pháp luật dân sự đối với tài sản của chủ sở hữu.

Quyền định đoạt đối với người không phải là chủ sở hữu

Đối với người không phải là chủ sở hữu tài sản, thì họ chỉ có quyền định đoạt tài sản theo sự ủy quyền của chủ sở hữu hay theo quy định pháp luật.

Chuyển giao quyền sở hữu là gì?

quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản và từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

Theo quy định cụ thể tại Điều 192 về quyền định đoạt Bộ Luật Dân Sự năm 2015 có quy định. Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản và từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

Như vậy có thể thấy, việc chuyển giao quyền sở hữu là một trong số các quyền được pháp luật ghi nhận và cho phép chủ sở hữu tài sản được làm. 

Hay có thể hiểu đơn giản việc chuyển giao quyền sở hữu là sự dịch chuyển quyền sở hữu tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác thông qua hình thức hợp đồng hay hành vi pháp lý đơn phương hoặc theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 

Trên thực tế đời sống, việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản thường được thực hiện dưới các hình thức như hợp đồng mua bán, tặng cho, thừa kế tài sản.

Đặc điểm pháp lý của chuyển giao quyền sở hữu

Chuyển giao quyền sở hữu dưới dạng một hợp đồng là cả người mua và người bán đều bị ràng buộc về tính pháp lý

Hiện nay dựa trên quy định của pháp luật dân sự quy định chúng ta thấy một trong những đặc điểm của chuyển giao quyền sở hữu được thể hiện đó là chuyển giao quyền sở hữu dưới dạng một văn bản hợp đồng.

Chuyển giao quyền sở hữu dưới dạng một hợp đồng là cả người mua và người bán đều bị ràng buộc về tính pháp lý để thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã được ký kết giữa các bên với nhau. 

Theo đó một trong hai bên không đảm bảo trách nhiệm thì bên kia có thể đưa bên vi phạm ra tòa để buộc họ thực thi hợp đồng hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Ngoài ra việc chuyển giao quyền sở hữu còn có đặc điểm như việc chuyển giao quyền sở hữu sẽ phải đảm bảo rằng người mua được thông báo trước về bất kì các hạn chế nào đối với tài sản.

Ví dụ như tài sản được chuyển giao có đang bị thế chấp trên thực tế hay không và có đảm bảo cho người mua quyền sở hữu với đầy đủ tính pháp lý đối với tài sản được chuyển giao đó.

Ngoài ra, người được chuyển giao cũng có quyền mua bảo hiểm quyền sở hữu để phòng cách tình huống gian lận trong quá trình chuyển giao. Và đó cũng chính là giải pháp thiết thực giúp hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có. 

Một đặc điểm nữa đó là việc chuyển quyền sở hữu sẽ là cơ sở xác định chuyển rủi ro. Theo đó có thể thấy chủ sở hữu là người phải chịu rủi ro lớn nhất trong trường hợp hàng hóa bị mất mát, bị hư hỏng hoặc suy giảm giá trị. 

Rủi ro đó cũng sẽ được chuyển giao từ chủ sở hữu cũ sang chủ sở hữu mới khi có sự dịch chuyển về quyền sở hữu. Việc xác định chuyển rủi ro trên thực tế thì không hề đơn giản và chúng tồn tại nhiều biến thể cả về mặt pháp luật lẫn thực tiễn thi hành.

Trên đây là thông tin liên quan đến quyền sở hữu và chuyển giao quyền sở hữu về định nghĩa, đặc điểm cũng như phân loại của chúng. Hy vọng các thông tin pháp lý có thể giúp cho bạn trong quá trình thực thi chuyển giao quyền sở hữu. 

theo CafeLand

  • Facebook
  • Chia sẻ

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Đọc thêm

Có nên mua bán, chuyển nhượng bất động sản trả chậm, trả dần
Những quy định về đấu giá bất động sản mới nhất
Điều kiện thành lập đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản
Các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Kinh nghiệm pháp lý liên quan đến hợp đồng thuê văn phòng
Hợp đồng chuyển nhượng đất đai và quyền sử dụng đất đai
Thông tin quan trọng cần lưu ý về hợp đồng mua bán nhà đất
Những điều cần biết về hợp đồng thuê đất 2022
Lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất 
Lưu ý khi làm hợp đồng đặt cọc mua bán căn hộ chung cư