Bất động sản thương mại là gì? Cách đầu tư an toàn & thông minh

Bất động sản thương mại (Commercial Real Estate) là những loại hình nhà đất được đầu tư, xây dựng với mục đích kinh doanh cho thuê để kiếm lợi nhuận

Đầu tư vào bất động sản thương mại có thể cho tỷ suất sinh lời lớn. Thế nhưng, chính vì thu được lợi nhuận khủng nên các nhà đầu tư sẽ phải đối mặt với khá nhiều rủi ro khi tham gia vào loại hình này. Vậy đâu là cách để đầu tư bất động sản thương mại an toàn và thông minh?

Bất động sản thương mại là gì?

Bất động sản thương mại (Commercial Real Estate) là những loại hình nhà đất được đầu tư, xây dựng cho mục đích kinh doanh cho thuê để kiếm lợi nhuận. So với các hình thức đầu tư truyền thống, đầu tư vào bất động sản thương mại thường yêu cầu nguồn vốn lớn. 

Các loại hình bất động sản thương mại rất đa dạng, điển hình như: Các khu chung cư, tòa nhà văn phòng, khách sạn, nhà nghỉ, resort, Shophouse, nhà kho xưởng, trung tâm thương mại, trạm xăng…

Ở nước ta hiện nay, loại hình bất động sản thương mại phổ biến nhất là những tòa nhà được xây dựng để ở và kết hợp kinh doanh thương mại. Bên cạnh đó, các loại hình bất động sản thương mại như: Bãi đỗ xe, khu nhà hàng, bến du thuyền, câu lạc bộ, khu thể thao phức hợp… cũng được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

Tiêu chuẩn đánh giá bất động sản thương mại

Mỗi loại hình bất động sản thương mại sẽ có những tiêu chí đánh giá khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung sẽ có một số tiêu chí đánh giá cơ bản như sau:

Vị trí bất động sản

Vị trí luôn là tiêu chí hàng đầu để đánh giá tiềm năng kinh doanh của bất động sản đó. Hầu hết, các dự án bất động sản thương mại thường nằm ở giữa khu dân cư đông đúc, trên các tuyến phố lớn, vỉa hè rộng, gần ngã tư, đường hai chiều… 

Cơ sở hạ tầng xung quanh

Bên cạnh xây dựng bất động sản thương mại, chủ đầu tư còn xây dựng hạ tầng xung quanh với kết cấu thống nhất và nhiều tiện ích để bổ trợ cho ngành nghề kinh doanh chính. Ví dụ, khi đầu tư vào loại hình khách sạn, chủ đầu tư sẽ xây dựng thêm hệ thống đường phố, nhà hàng, quầy bar, rạp chiếu phim, phòng tập gym, bể bơi…

Mô hình kinh doanh

Mô hình kinh doanh cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá tiềm năng kinh doanh của bất động sản đó. Một mô hình kinh doanh hoạt động hiệu quả hay không sẽ phụ thuộc vào Concept và thương hiệu ngành nghề, thị trường trong khu vực, năng lực quản trị của người điều hành.

Tại sao nên đầu tư vào bất động sản thương mại?

Bất động sản thương mại có thể sinh lời qua hoạt động kinh doanh cho thuê, giúp đem lại nguồn thu nhập ổn định hàng tháng, giá trị bất động sản tăng theo thời gian nên được nhiều nhà đầu tư xem như một khoản đầu tư dài hạn.

Đặc biệt, khi có nhu cầu bán lại, tính thanh khoản (bán nhanh chóng nhưng vẫn giữ được giá) của bất động sản thương mại cũng tốt hơn so với các sản phẩm khác.

Ngoài ra, đầu tư vào bất động sản thương mại còn giúp bảo vệ nhà đầu tư khỏi lạm phát. Khi chi phí xây dựng bất động sản tăng cùng lạm phát, nhà đầu tư có thể chuyển áp lực tăng các khoản phí đó sang khách thuê bằng cách tăng giá tiền thuê.

Chính những lý do trên mà hiện nay nhiều chuyên gia bất động sản đã nhận định rằng “bất động sản thương mại lại là xu hướng đầu tư tương lai”

Những mô hình đầu tư bất động sản thương mại phổ biến

Dưới đây là những mô hình đầu tư bất động sản thương mại đã giúp nhiều nhà đầu tư gặt hái được thành công và mang về khoản lợi nhuận kếch xù.

Đầu tư khách sạn tư nhân

  • Mục đích: Cho thuê, khai thác dịch vụ lưu trú từ khách du lịch.

  • Vị trí: Nằm ở gần khu du lịch, ở các thành phố lớn có tiềm năng du lịch.

  • Đánh giá mô hình: Đây là mô hình rất thịnh hành tại các thành phố như: Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng…

Đầu tư tòa nhà văn phòng

  • Mục đích: Cho thuê, khai thác dịch vụ văn phòng.

  • Vị trí: Nằm tại các quận trung tâm của các thành phố lớn, nơi có nhu cầu kinh doanh cao.

  • Đánh giá mô hình: Đây là mô hình phổ biến ở các khu vực phát triển như Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Đầu tư nhà mặt phố

  • Mục đích: Cho thuê, khai thác các dịch vụ bán lẻ/cửa hàng tiện ích

  • Vị trí: Nằm ở cạnh các tuyến phố lớn, đông người qua lại.

  • Đánh giá mô hình: Mô hình này có tính linh hoạt trong kinh doanh và tính thanh khoản rất cao.

Đầu tư Shophouse

  • Mục đích: Cho thuê, khai thác kinh doanh bán lẻ.

  • Vị trí: Nằm ở các khu du lịch, khu đô thị sầm uất.

  • Đánh giá mô hình: Đầu tư vào Shophouse rất phù hợp với nhà đầu tư nhỏ.

Các cách đầu tư bất động sản thương mại an toàn và thông minh

Lựa chọn loại hình bất động sản thương mại thích hợp

Tùy vào mục đích đầu tư cũng như khả năng tài chính, nhà đầu tư hãy lựa chọn loại hình bất động sản thương mại phù hợp. Bên cạnh đó, mỗi loại hình sẽ đem lại lợi nhuận khác nhau và có những thách thức riêng. Do đó, nhà đầu tư nên cân nhắc đầu tư vào những loại hình mà mình đã quen thuộc, hiểu biết sâu.

Nắm được những rủi ro trong đầu tư bất động sản thương mại

Đầu tư vào bất động sản thương mại có thể mang lại lợi nhuận lớn, nhưng đồng thời, nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, rủi ro. Điển hình như: Chi phí vốn đầu tư lớn, lạm phát không lường trước, thông tin nhân khẩu học không phù hợp với bất động sản thương mại đang có, nền kinh tế đi xuống ảnh hưởng đến giá trị của bất động sản…

Đánh giá nguồn cung và cầu của dự án

Có thể nói, nguồn cung và cầu là yếu tố lớn quyết định đến sự thành công của bất kỳ dự án bất động sản thương mại nào. Chính vì vậy, nhà đầu tư phải chú trọng đến nền kinh tế của địa phương đồng thời tìm hiểu xem đã/sẽ có các dự án tương tự được xây dựng tại địa phương đó không.

Hợp tác với các nhà phát triển có kinh nghiệm

Bạn có thể hợp tác với các nhà phát triển có kinh nghiệm, có nhu cầu tìm đối tác thực, bởi những đối tượng này luôn tìm kiếm nguồn tài trợ và các đối tác tin cậy cho những dự án của họ. 

Đầu tư vào các dự án bất động sản thương mại thông qua một công ty đầu tư khác

Thông qua các công ty đầu tư khác, bạn có cơ hội được tiếp xúc với nhiều dự án và nhận được nhiều lợi ích mà không cần phải trực tiếp tham gia vào những công việc hàng ngày như khi tự mình đầu tư. 

Hy vọng với bài viết này, bạn đã hiểu được khái niệm bất động sản thương mại và cách đầu tư thông minh vào loại hình này. Bên cạnh đó, bạn hãy tiếp tục theo dõi Alomuabannhadat để có thêm nhiều thông tin hữu ích về bất động sản nhé!

theo CafeLand

  • Facebook
  • Chia sẻ

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Đọc thêm

Có nên mua bán, chuyển nhượng bất động sản trả chậm, trả dần
Những quy định về đấu giá bất động sản mới nhất
Điều kiện thành lập đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản
Các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Kinh nghiệm pháp lý liên quan đến hợp đồng thuê văn phòng
Pháp lý về quyền sở hữu và thực thi chuyển giao quyền sở hữu
Hợp đồng chuyển nhượng đất đai và quyền sử dụng đất đai
Thông tin quan trọng cần lưu ý về hợp đồng mua bán nhà đất
Những điều cần biết về hợp đồng thuê đất 2022
Lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất