Cất nóc là gì? Cần chuẩn bị gì để lễ cất nóc diễn ra tốt đẹp?

Lễ cất nóc còn được gọi là lễ Thượng Lương (Thượng có nghĩa là phía trên, Lương được hiểu là xà nhà) - một nghi thức được thực hiện vào ngày đổ bê tông cho sàn mái của công trình xây dựng.

Lễ cất nóc là một trong những nghi thức rất quan trọng đối với một công trình xây dựng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được lễ cất nóc là gì cũng như tầm quan trọng của nghi thức này. Chính vì thế, trong bài viết dưới đây, Alomuabannhadat sẽ mang đến cho bạn trọn bộ thông tin liên quan đến lễ cất nóc.

Cất nóc là gì?

Lễ cất nóc còn được gọi là lễ Thượng Lương (Thượng có nghĩa là phía trên, Lương được hiểu là xà nhà) - một nghi thức được thực hiện vào ngày đổ bê tông cho sàn mái của công trình xây dựng.

Đối với các công trình xây dựng nhà ở thông thường, lễ cất nóc được coi là nghi lễ quan trọng với mong muốn các thành viên trong gia đình được ban phước lành, gia chủ làm ăn phát đạt. 

Đối với những dự án nhà ở quy mô lớn, chủ đầu tư lại càng xem trọng nghi lễ này, bởi họ tin rằng thực hiện lễ cất nóc sẽ giúp đem đến sự bình an và may mắn cho cả chủ đầu tư, cổ đông lẫn khách hàng. Chính vì thế mà lễ cất nóc của những dự án này thường được tổ chức rất hoành tráng.

Hầu hết mọi người đều nghĩ lễ cất nóc có nguồn gốc từ Trung Quốc, tuy nhiên, trên thực tế thì nghi thức này lại bắt nguồn từ Âu - Mỹ, sau đó du nhập vào Việt Nam và trở thành nghi thức không thể thiếu khi xây dựng bất kỳ công trình nào.

Tại Việt Nam, người thực hiện nghi lễ cất nóc thường là chủ nhà, chủ đầu tư, Thầy cúng hoặc những người hợp tuổi để xây dựng nhà.

Cần chuẩn bị những gì cho lễ cất nóc?

Trước hết, để lễ cất nóc diễn ra tốt đẹp thì chủ nhà/ chủ đầu tư sẽ phải nhờ đến các Thầy phong thủy để lựa chọn ngày giờ đẹp, hợp với bản mệnh để tiến hành làm lễ. Việc chọn được ngày giờ tốt sẽ giúp mang đến sự thuận lợi, may mắn cho gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình; chủ đầu tư, cổ đông và khách hàng.

Chuẩn bị lễ cúng cất nóc bao gồm những gì?

Gia chủ/ chủ đầu tư muốn thông qua lễ cất nóc để báo cáo với Thổ Công và Trời Đất rằng đã hoàn thành việc xây dựng công trình, đồng thời thể hiện sự thành tâm của gia chủ/ chủ đầu tư với công trình xây dựng đó.

Chính vì thế, gia chủ/ chủ đầu tư rất coi trọng việc chuẩn bị và bày biện mâm cúng để dâng lên Thổ Công và Trời Đất. Tùy vào phong tục của từng vùng miền cũng như quy mô của công trình xây dựng mà mâm cúng sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, về cơ bản, một mâm cúng đầy đủ thường bao gồm các lễ vật sau:

  • 1 con heo quay hoặc 1 con gà luộc.

  • 1 đĩa xôi hoặc 1 chiếc bánh chưng.

  • 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, 1 đĩa trầu cau, 1 đĩa mâm ngũ quả.

  • 9 bông hoa màu đỏ, 1 bao thuốc lá, 5 chiếc oản.

  • 1 chén nước, 5 chén rượu, 5 chén trà.

  • Tiền vàng và quần áo Quan Thần Linh.

Văn khấn trong lễ cất nóc nhà

Bài văn khấn trong lễ cất nóc nhà thường sẽ do Thầy cúng chuẩn bị và thực hiện. Tuy nhiên, nếu gia chủ/ chủ đầu tư tự thực hiện thì sẽ thể hiện lòng thành tâm hơn. 

Nếu tự cúng lễ cất nóc, chủ đầu tư/ gia chủ nên lựa chọn những bài văn khấn ngắn gọn, súc tích, đồng thời nêu rõ ngày sinh của mình trong bài văn khấn. Khi khấn, chủ đầu tư/ gia chủ cần đọc rõ ràng, mạch lạc để các thần linh nghe rõ lời khẩn cầu và ban phước lành đúng như mong muốn.

Một số lưu ý cần biết khi thực hiện lễ cất nóc

Để lễ cất nóc diễn ra thuận lợi, gia chủ/ chủ đầu tư nên chú ý đến những vấn đề sau:

  • Phải thực sự thành tâm trong khi làm lễ, không được đùa giỡn trong lúc làm lễ để tránh ảnh hưởng đến bầu không khí trang nghiêm.

  • Nếu mời Thầy cúng thực hiện nghi lễ cất nóc thì gia chủ/ chủ đầu tư cần chuẩn bị mâm cúng theo hướng dẫn của Thầy cúng.

  • Nếu tự gia chủ/ chủ đầu tư thực hiện nghi lễ cất nóc thì nên chuẩn bị mâm cúng theo phong tục tập quán của địa phương.

  • Không nên làm xô lệch, đổ vỡ mâm cúng trong khi làm lễ cất nóc.

  • Gia chủ/ chủ đầu tư nên mời những người hợp tuổi, hợp mệnh với mình để cùng tham gia thực hiện nghi lễ cất nóc.

  • Nên xem dự báo thời tiết để tránh trường hợp phải làm lễ cất nóc trong điều kiện thời tiết xấu.

Sự khác biệt của lễ cất nóc và lễ khởi công

Lễ khởi công được thực hiện trước khi bắt tay vào thi công xây dựng công trình. Điều này có nghĩa là ở thời điểm làm lễ khởi công thì mảnh đất đó vẫn chưa được tiến hành xây dựng, vẫn còn là mảnh đất trống. Trong buổi lễ khởi công, chủ đầu tư và cổ đông sẽ cùng nhau dùng xẻng để xúc một xẻng cát hất ra phía ngoài mặt đất.

Lễ cất nóc được thực hiện vào giai đoạn công trình xây dựng bắt đầu đổ bê tông sàn mái. Điều này có nghĩa là lúc thực hiện lễ cất nóc thì công trình đó đã được xây dựng phần thô và chỉ cần hoàn thiện phần mái còn lại. Trong buổi lễ cất nóc, chủ đầu tư và cổ đông sẽ xúc cát vào bên trong khoảng trống ở bề mặt sàn bê tông.

Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ về lễ cất nóc và biết được cần phải chuẩn bị những gì để lễ cất nóc được diễn ra thuận lợi. Nếu còn gì thắc mắc, bạn có thể liên hệ với Alomuabannhadat để được hỗ trợ giải đáp nhé!

theo CafeLand

  • Facebook
  • Chia sẻ

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Đọc thêm

Có nên mua bán, chuyển nhượng bất động sản trả chậm, trả dần
Những quy định về đấu giá bất động sản mới nhất
Điều kiện thành lập đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản
Các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Kinh nghiệm pháp lý liên quan đến hợp đồng thuê văn phòng
Pháp lý về quyền sở hữu và thực thi chuyển giao quyền sở hữu
Hợp đồng chuyển nhượng đất đai và quyền sử dụng đất đai
Thông tin quan trọng cần lưu ý về hợp đồng mua bán nhà đất
Những điều cần biết về hợp đồng thuê đất 2022
Lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất