Công việc của người làm kiến trúc sư bao gồm những gì?

Kiến trúc sư là người chịu trách nhiệm lên ý tưởng, thiết kế công trình kiến trúc, nội thất, cảnh quan… nhằm tạo ra sự liên kết giữa con người với các công trình xây dựng đó.

Khi nhắc đến kiến trúc sư, mọi người thường nghĩ rằng đây là một nghề việc nhẹ lương cao, chỉ cần có năng khiếu vẽ là được. Tuy nhiên, thực tế có đúng như vậy hay không? Để hiểu rõ về kiến trúc sư, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Alomuabannhadat nhé!

Kiến trúc sư là gì?

Kiến trúc sư là người chịu trách nhiệm lên ý tưởng, thiết kế công trình kiến trúc, nội thất, cảnh quan… nhằm tạo ra sự liên kết giữa con người với các công trình xây dựng đó. Đồng thời, kiến trúc sư cũng là người trực tiếp giám sát và theo dõi quá trình xây dựng công trình, đảm bảo công trình được thực hiện theo đúng bản vẽ, bản kế hoạch đã chốt.

Theo đó, công việc của kiến trúc sư đòi hỏi sử dụng nhiều chất xám của bộ não cùng sự khéo léo của đôi bàn tay để tạo nên các bản vẽ mới cho các công trình xây dựng, hoặc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp những dự án cũ theo đúng yêu cầu của khách hàng/ chủ đầu tư.

Vai trò và trách nhiệm của kiến trúc sư

Trong quá trình thực hiện một dự án kiến trúc, kiến trúc sư sẽ đảm nhận những vai trò/ trách nhiệm sau:

Tư vấn cho khách hàng/ chủ đầu tư

Dựa trên nhu cầu của khách hàng/ chủ đầu tư, kiến trúc sư có trách nhiệm tư vấn cho họ các vấn đề liên quan đến công trình như: Giải pháp quy hoạch, kiến trúc xây dựng, vật liệu xây dựng, giải pháp thi công, vấn đề về kinh tế… Kết quả của quá trình tư vấn có thể là: Bản vẽ sơ bộ về ý tưởng, các tài liệu và báo cáo liên quan, định hướng phát triển của dự án.

Thiết kế công trình dựa trên nhu cầu của khách hàng/ chủ đầu tư

Tiếp theo, kiến trúc sư sẽ cụ thể hóa các ý tưởng và giải pháp được nhắc đến trước đó để vẽ ra các bản thiết kế cụ thể, sao cho các ý tưởng ban đầu được triển khai phù hợp với thực tế. Các bản thiết kế này bao gồm: Số liệu, kích thước, màu sắc, vật liệu xây dựng… 

Giám sát và theo dõi quá trình xây dựng công trình

Để hoàn thành công trình từ bản vẽ phải trải qua nhiều giai đoạn, tốn không ít thời gian, tiền bạc và đòi hỏi cao về nguồn nhân lực. Do đó, với tư cách là tác giả của công trình xây dựng, kiến trúc sư phải nắm được tổng thể công trình, điều phối và kết nối các giai đoạn, hạng mục, bộ phận… của công trình đó hiệu quả.

Công việc của kiến trúc sư bao gồm những gì?

Như chúng ta đã biết, công việc chính của kiến trúc sư là tạo ra các bản vẽ thiết kế cho công trình xây dựng. Tuy nhiên, mỗi lĩnh vực sẽ có những yêu cầu và đặc điểm riêng khi thiết kế. 

Dưới đây là những công việc thường làm của một kiến trúc sư:

  • Lên kế hoạch thiết kế cho công trình xây dựng.

  • Thiết kế các bản vẽ kiến trúc, bản vẽ kỹ thuật cho công trình xây dựng.

  • Hợp tác với các kỹ sư, chuyên gia trong ngành xây dựng và các lĩnh vực khác để đưa ra những giải pháp kỹ thuật phù hợp cho công trình.

  • Gặp khách hàng và trình bày thiết kế với họ, sau đó, dự tính ngân sách thi công dự án, xác định các loại vật liệu cho dự án và đề xuất các phương án phù hợp.

  • Làm việc với các bên liên quan để đưa ra lịch thi công phù hợp cho công trình xây dựng, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ.

  • Quản lý công tác thi công, đảm bảo công trình hoàn thành đúng với bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng đã được xác định từ trước.

Những kỹ năng cần có của một kiến trúc sư

Để trở thành một kiến trúc sư, bạn không chỉ phải có năng khiếu vẽ tốt mà còn phải có nhiều kỹ năng khác nữa, cụ thể:

Năng khiếu về vẽ

Đây là kỹ năng đầu tiên bạn buộc phải có nếu muốn trở thành một kiến trúc sư. Bởi năng khiếu về vẽ chính là công cụ giúp bạn thể hiện các ý tưởng kiến trúc.

Thẩm mỹ tốt

Để trở thành một kiến trúc sư, bên cạnh kỹ năng về vẽ, bạn còn phải có khả năng sáng tạo và cảm thụ nghệ thuật một cách nhạy bén để có thể sáng tạo nên những công trình kiến trúc đẹp, mới mẻ và độc đáo.

Kỹ năng lắng nghe

Đây là một kỹ năng quan trọng đối với rất nhiều ngành nghề. Riêng kiến trúc sư, sử hữu kỹ năng lắng nghe tốt sẽ giúp họ nắm bắt được nhu cầu cũng như mong muốn của khách hàng/ nhà đầu tư để tạo nên những bản vẽ thiết kế đúng với mong muốn của họ.

Kỹ năng toán học 

Công việc của một kiến trúc sư đòi hỏi phải tính toán, đo lường các hạng mục công trình, các chi tiết kiến trúc. Vì vậy, nếu muốn theo nghề kiến trúc sư, bạn bắt buộc phải có kỹ năng toán học tốt.

Kỹ năng thuyết trình

Sau khi đã hoàn thành bản thiết kế như mong đợi, kiến trúc sư phải thuyết phục được khách hàng, chủ đầu tư cũng như các sở ban ngành nhà nước cần thông qua. Do đó, để trở thành một kiến trúc sư, bạn cần phải có kỹ năng thuyết trình tốt để thuyết phục được các bên liên quan đồng ý với bản vẽ thiết kế của mình.

Chịu được áp lực cao

Mỗi bản vẽ thiết kế đều là tâm huyết của kiến trúc sư, tuy nhiên không phải bản thiết kế nào cũng được khách hàng/ nhà đầu tư ưng ý. Thậm chí, một số công trình sau khi hoàn thành có thể nhận phải nhiều ý kiến trái chiều, tiêu cực về thiết kế. Do đó, nếu muốn theo nghề kiến trúc sư bạn phải chịu được áp lực cao.

Mức lương của kiến trúc sư

Nghề kiến trúc sư có mức lương thuộc hàng tương đối cao tại Việt Nam, khoảng từ 12 - 25 triệu đồng/ tháng, tùy vào năng lực và trình độ của ứng viên cũng như quy mô và khả năng tài chính của công ty. 

Bên cạnh lương cứng, kiến trúc sư còn nhận được nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn (thưởng, bồi dưỡng, trợ cấp…). Ngoài ra, với những ai có tay nghề cao và quan hệ rộng thì có thể nhận thêm các công trình bên ngoài để gia tăng thêm khoản tiền thu nhập hàng tháng.

Mong rằng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về công việc và biết được bản thân mình có phù hợp để theo nghề này hay không. Đừng quên theo dõi Alomuabannhadat để có thêm cho mình nhiều thông tin hữu ích hơn nữa nhé!

theo CafeLand

  • Facebook
  • Chia sẻ

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Đọc thêm

Có nên mua bán, chuyển nhượng bất động sản trả chậm, trả dần
Những quy định về đấu giá bất động sản mới nhất
Điều kiện thành lập đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản
Các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Kinh nghiệm pháp lý liên quan đến hợp đồng thuê văn phòng
Pháp lý về quyền sở hữu và thực thi chuyển giao quyền sở hữu
Hợp đồng chuyển nhượng đất đai và quyền sử dụng đất đai
Thông tin quan trọng cần lưu ý về hợp đồng mua bán nhà đất
Những điều cần biết về hợp đồng thuê đất 2022
Lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất