Đất chưa sử dụng là gì? Quy định của Pháp luật về loại đất này

Khái niệm đất chưa sử dụng được được quy định tại Khoản 3 Điều 10 Luật Đất đai 2013 như sau: “Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng”.

Hiện nay, không ít người thắc mắc tại sao địa phương mình lại có nhiều đất trống bỏ hoang, không canh tác và muốn tìm hiểu xem mình có thể đưa đất chưa sử dụng đó vào sử dụng được không? Pháp luật có những quy định gì về loại đất này?

Đất chưa sử dụng là gì?

Khái niệm đất chưa sử dụng được được quy định tại Khoản 3 Điều 10 Luật Đất đai 2013 như sau: “Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng”. 

Căn cứ theo Điều 58 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, nhóm đất chưa sử dụng bao gồm: Đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng và núi đá không có rừng cây.

Như vậy, đất chưa sử dụng là đất:

  • Chưa được xác định để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp.

  • Chưa được xác định là khu dân cư đô thị, nông thôn, chuyên dùng.

  • Nhà nước chưa giao cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân nào sử dụng ổn định lâu dài.

Quản lý đất chưa sử dụng

Căn cứ theo Điều 164 của Luật đất đai năm 2013, cơ quan có trách nhiệm quản lý đất chưa sử dụng như sau:

  • Ủy ban nhân dân (UBND) cấp xã có trách nhiệm quản lý, bảo vệ đất chưa sử dụng tại địa phương và đăng ký vào hồ sơ địa chính.

  • UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý đất chưa sử dụng tại các đảo chưa có người ở.

  • Việc quản lý đất chưa sử dụng được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

UBND các cấp (xã, phường, thị trấn) có trách nhiệm quản lý, bảo vệ đất chưa sử dụng tại địa phương và đăng ký vào hồ sơ địa chính.

  • Khi thống kê, kiểm kê đất đai thì chia đất chưa sử dụng thành 3 loại, gồm: Đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây.

  • Khi thống kê, kiểm kê đất đai cần xác định trừ phần diện tích đất mà Nhà nước chưa đưa vào sử dụng nhưng đang bị bao chiếm trong pháp luật.

  • Khi lập quy hoạch sử dụng đất phải xác định trừ quỹ đất chưa sử dụng sẽ được đưa vào sử dụng trong quy hoạch đó. 

  • Khi lập kế hoạch sử dụng đất phải xác định trừ tiến độ hàng năm đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng.

Đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng

Căn cứ theo Điều 165 Luật đất đai 2013 và Điều 59 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, việc đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng được quy định như sau:

  • Căn cứ vào kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, UBND các cấp có kế hoạch khai hoang, phục hóa, cải tạo đất để đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng.

  • Nhà nước có các chủ trương, chính sách khuyến khích cá nhân/ hộ gia đình/ tổ chức đầu tư để đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng theo kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

  • Đối với diện tích đất chưa sử dụng được quy hoạch sử dụng vào mục đích nông nghiệp thì ưu tiên giao cho cá nhân/ hộ gia đình tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối.

Hiện nay, tại nhiều địa phương diễn ra tình trạng người dân lấn chiếm đất chưa sử dụng diễn ra khá nhiều nhưng việc xử lý thì chính quyền địa phương các nơi rất lúng túng. Nguyên nhân là do theo Nghị định 102/2014/NĐ-CP thì không có quy định xử phạt hành vi lấn, chiếm đất chưa sử dụng nên chính quyền địa phương không có căn cứ để xử phạt.

Đặc điểm của đất chưa sử dụng

Sau khi đã hiểu rõ về khái niệm đất chưa sử dụng, bạn hãy cùng Alomuabannhadat tìm hiểu các đặc điểm của loại đất này để dễ dàng sử dụng hơn trong tương lai khi được phân sở hữu:

Thời hạn sử dụng

Căn cứ vào khoản 3 Điều 132 Luật đất đai, UBND cấp xã giao đất chưa sử dụng cho cá nhân/ hộ gia đình thuê đất để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản trong thời hạn không quá 5 năm dưới hình thức đấu giá đất.

Tiền thu được từ việc cho thuê đất do UBND cấp xã quản lý, thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích phải nộp vào ngân sách nhà nước và chỉ được dùng cho nhu cầu công ích của xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

Hạn mức giao đất

Hạn mức giao đất có mặt nước, đồi núi trọc, đất trống thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho cá nhân, hộ gia đình đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối, lâm nghiệp:

  • Không vượt quá hạn mức giao đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều 129 Luật Đất đai 2013.

  • Không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại các khoản này.

  • Phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Đất chưa sử dụng có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không?

Sau khi có quy hoạch, kế hoạch giao/ cho thuê đất chưa sử dụng, tùy theo trường hợp sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không. Điều này đã được quy định chi tiết tại Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Ngoài những trường hợp được nêu trong điều khoản này thì nếu đủ điều kiện sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ về đất chưa sử dụng, hỗ trợ bạn khai thác đất chưa sử dụng hiệu quả hơn và hạn chế những trường hợp sử dụng sai với mục đích chung của nhà nước.

theo CafeLand

  • Facebook
  • Chia sẻ

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Đọc thêm

Có nên mua bán, chuyển nhượng bất động sản trả chậm, trả dần
Những quy định về đấu giá bất động sản mới nhất
Điều kiện thành lập đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản
Các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Kinh nghiệm pháp lý liên quan đến hợp đồng thuê văn phòng
Pháp lý về quyền sở hữu và thực thi chuyển giao quyền sở hữu
Hợp đồng chuyển nhượng đất đai và quyền sử dụng đất đai
Thông tin quan trọng cần lưu ý về hợp đồng mua bán nhà đất
Những điều cần biết về hợp đồng thuê đất 2022
Lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất