Định mức xây dựng được Bộ Xây dựng công bố là cơ sở để chủ đầu tư sử dụng tham khảo khi xác định tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán chi phí xây dựng và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Trong quản lý chi phí xây dựng, chúng ta thường gặp khái niệm định mức. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm này. Vậy định mức xây dựng là gì? Có mấy loại định mức xây dựng? Có những phương pháp xây dựng định mức nào? Tất cả sẽ được Alomuabannhadat giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Định mức xây dựng là gì?
Định mức xây dựng (Construction Norm) là quy định về mức hao phí (chi phí hao hụt) cần thiết về vật liệu, nhân công và máy móc để hoàn thành một đơn vị khối lượng công việc trong xây dựng.
Định mức xây dựng được Bộ Xây dựng công bố là cơ sở để chủ đầu tư sử dụng tham khảo khi xác định tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán chi phí xây dựng và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Nhà nước sử dụng định mức xây dựng như một công cụ thực hiện chức năng quản lý trong cơ chế thị trường với mục đích công khai các thông tin để giúp tăng tính cạnh tranh trong quá trình đầu tư xây dựng. Qua đó, giúp nâng cao hiệu quả quản lý dự án xây dựng nói riêng và hiệu quả quản lý nhà nước nói chung.
Các loại định mức xây dựng
Có 2 loại định mức xây dựng, đó là: Định mức kinh tế - kỹ thuật và Định mức cơ sở.
Định mức kinh tế - Kỹ thuật
Định mức kinh tế - kỹ thuật là các trị số liệu quy định về mức hao phí công cụ/ phương tiện lao động và nhân công cho một sản phẩm xây dựng nào đó. Định mức kinh tế - kỹ thuật là cơ sở để quản lý chi phí khi đầu tư xây dựng, được áp dụng để lập giá dự toán, thi công trong xây dựng.
Định mức kinh tế - kỹ thuật được lập trên cơ sở các số liệu quan sát, thống kê từ thực tế nhằm đảm bảo tính khoa học - thực tiễn. Loại định mức này phản ánh đúng trình độ công nghệ/ tổ chức sản xuất trong xây dựng ở một giai đoạn nhất định.
Định mức kinh tế - kỹ thuật bao gồm định mức cơ sở và định mức dự toán xây dựng.
Định mức cơ sở
Định mức cơ sở gồm định mức sử dụng vật liệu, lao động, năng suất máy móc và thiết bị thi công được xác định phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng. Định mức cơ sở được sử dụng để xác định hoặc điều chỉnh định mức dự toán.
Định mức dự toán
Định mức dự toán là mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công, máy móc và thiết bị thi công được xác định phù hợp với yêu cầu kỹ thuật, điều kiện thi công và biện pháp thi công cụ thể để hoàn thành một đơn vị khối lượng công việc cụ thể trong xây dựng. Định mức dự toán là căn cứ để xác định giá xây dựng công trình, làm cơ sở để lập và quản lý chi phí Đầu tư xây dựng.
Định mức chi phí (định mức tỷ lệ)
Định mức chi phí (định mức tỷ lệ) giúp dự toán chi phí để hoàn thành một đơn vị khối lượng công việc trong xây dựng. Định mức tỷ lệ gồm định mức tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) và định mức tính bằng giá trị.
Định mức chi phí là cơ sở để xác định giá xây dựng công trình, dự toán chi phí trong đầu tư xây dựng như: Chi phí đầu tư xây dựng, chi phí quản lý dự án, thu nhập chịu thuế tính trước và một số chi phí khác.
Phương pháp xây dựng định mức
Sau đây, Alomuabannhadat xin chia sẻ đến bạn một số phương pháp xây dựng định mức phổ biến nhất trên thị trường hiện nay.
Phương pháp phân tích: Là phương pháp xây dựng định mức bằng cách phân tích từng thông số của môi trường, bước công việc được định mức và tính toán các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình kỹ thuật, vật tư tiêu hao.
Phương pháp phân tích khảo sát: Là phương pháp xây dựng định mức dựa vào các tài liệu thu thập được từ khảo sát, phiếu điều tra.
Phương pháp thống kê: Là phương pháp xây dựng định mức dựa vào các tài liệu thu thập về hao phí thời gian thực tế (tính bằng giá trị trung bình) để hoàn thành công việc theo từng thời điểm/ công đoạn khác nhau.
Quản lý định mức xây dựng
Đối với quản lý định mức xây dựng, vai trò của Bộ Xây dựng rất được đề cao. Cụ thể, theo Khoản 6 Điều 20 Nghị định 10/2021/NĐ-CP, Bộ Xây dựng tổ chức xây dựng, ban hành định mức xây dựng sử dụng chung trong phạm vi cả nước.
Sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng, các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập và công bố định mức xây dựng cho các công tác xây dựng đặc thù của chuyên ngành của ngành và địa phương.
Hàng năm, các Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi những định mức xây dựng đã công bố cho Bộ Xây dựng theo định kỳ để Bộ Xây dựng quản lý và theo dõi.
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ về định mức xây dựng và đừng quên theo dõi Alomuabannhadat thường xuyên để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!
theo CafeLand