Kinh nghiệm thương lượng giá nhà đất để được giá

Nhiều người lần đầu đi mua nhà không có kinh nghiệm khi thương lượng giá cả. Vì thế, khi chủ nhà đưa ra giá bán, họ không biết làm sao để khiến chủ nhà hạ giá.

Nếu bạn cũng đang trong tình huống này thì những kinh nghiệm được Alomuabannhadat chia sẻ dưới đây chắc chắn sẽ hữu ích với bạn đấy!

Những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của nhà đất

Trước hết, để có thể chiến thắng trong việc đàm phán giá nhà đất với bên bán, bạn phải biết được những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của nhà đất. Sau đó, dựa vào những yếu tố này để mặc cả giá bán với chủ nhà.

1. Vị trí của nhà đất

Vị trí của nhà đất nằm ở mặt tiền hay ngõ hẻm? Khu vực sầm uất hay hẻo lánh? Phù hợp với kinh doanh hay để ở? Vị trí này có đúng với mong muốn của bạn không?... 

2. Yếu tố pháp lý

Người bán nhà cho bạn là chính chủ hay là người bán hộ? Ai là người đứng tên trong Sổ đỏ, Sổ hồng? Nhà đất có Sổ đỏ, Sổ hồng hay không?...

3. Yếu tố quy hoạch, xây dựng

Yếu tố quy hoạch, xây dựng ảnh hưởng rất lớn đến giá trị của nhà đất. Vì thế, bạn nên hỏi chính quyền địa phương nơi bạn định mua nhà đất để xác minh xem nhà đất đó có nằm trong diện quy hoạch hay không? Có xây dựng vi phạm lộ giới không?

4. Yếu tố xã hội

An ninh trật tự, tình trạng giao thông, hệ thống tiện ích, không khí, nguồn nước… trong khu vực có nhà đất bạn định mua cũng là những yếu tố không thể bỏ qua khi xác định giá trị của nhà đất.

5. Yếu tố kinh tế

Nhà đất bạn định mua có tiềm năng tăng giá trong tương lai hay không? Có thể đem lại nguồn thu nhập nào khác không? (ví dụ như: nhà có mặt tiền để cho thuê hoặc kinh doanh buôn bán).

Những kinh nghiệm trả giá khi mua nhà đất lần đầu

Dưới đây là những kinh nghiệm trả giá khi mua nhà đất từ chuyên gia:

1. Tìm hiểu mặt bằng giá nhà đất trong khu vực

Để tránh bị mua nhà đất với giá cao, bạn nên tìm hiểu xem những sản phẩm nhà đất trong cùng khu vực có những đặc điểm tương tự với nhà đất bạn định mua đã hoặc đang được bán với mức giá như thế nào. Từ đó, bạn sẽ xác định được giá trị của nhà đất bạn định mua và biết được mức giá chủ nhà đưa ra có hợp lý hay không.

Bạn có thể biết được giá bán của những sản phẩm nhà đất trong cùng khu vực bằng những cách sau:

  • Hỏi thăm người dân sống trong khu vực.

  • Tham khảo các tin đăng bán nhà trên các website bất động sản uy tín (Alomuabannhadat, Nhà đất Alomuabannhadat…).

  • Theo dõi tin tức từ báo chí, truyền thông, các trang mạng xã hội…

2. Nắm bắt tâm lý của người bán nhà

Mức giá người bán nhà đưa ra phụ thuộc một phần vào động cơ của người bán. Vì thế, bạn nên tìm hiểu vì sao họ muốn bán nhà đất. Nếu lý do là vì cần tiền gấp thì lợi thế trong việc thương lượng giá bán sẽ nghiêng về phía bạn. 

Đồng thời, việc xác định động cơ bán nhà đất cũng giúp bạn giảm thiểu nguy cơ bị lừa đảo. Đừng vội vàng mua nhà đất khi người bán đưa ra mức giá quá rẻ mà hãy kiểm tra thật kỹ thông tin nhà đất định mua xem có yếu tố nào bất ổn không. Ví dụ như: nhà đất thuộc diện quy hoạch của địa phương, bị thế chấp hoặc đang bị tranh chấp quyền sở hữu…

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý quan sát, xem người bán có dễ tính không, cách nói chuyện có thân thiện, cởi mở không? Từ đó khéo léo trong cách giao tiếp để thương lượng được mức giá có lợi cho mình.

3. Che giấu cảm xúc cá nhân

Khi giao tiếp với người bán, bạn không nên bộc lộ rõ cảm xúc của mình để tránh bị người bán “nắm thóp”. Nếu đã ưng ý với nhà đất đó và muốn mua ngay, bạn nên tránh khen ngôi nhà quá nhiều và tiếp tục yêu cầu người bán hạ giá xuống thêm chút nữa.

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên chê bai nhà đất quá đà, bởi nếu không may gặp phải người bán cọc cằn, khó tính thì rất có thể họ sẽ phật ý và không muốn bán nhà đất cho bạn nữa.

4. Chỉ ra các điểm trừ của bất động sản

Nếu bạn đã rất ưng ý với nhà đất đó và không biết nói như thế nào để có thể khiến người bán hạ giá thì bạn có thể chỉ ra những nhược điểm của nhà đất đó để tăng ưu thế của mình khi thương lượng về giá.

Để làm được điều này, bạn phải có kiến thức cơ bản về phong thủy hoặc nhờ người có hiểu biết về phong thủy đi cùng để bắt được lỗi phong thủy của nhà đất. Nếu nhà đất có lỗi phong thủy như: ngập lụt, bãi rác… thì bạn hãy dựa vào đó để trả giá nhà đất thấp hơn 10-30% so với bình thường.

5. Lựa chọn thời điểm xem nhà đất

Những người giàu kinh nghiệm thường lựa chọn đến xem nhà vào những ngày nắng nóng hay sau cơn mưa rào để có thể đánh giá được mức độ chịu ảnh hưởng của ngôi nhà. Một số người khác lại lựa chọn xem nhà vào giờ cao điểm để xem ngôi nhà có bị ô nhiễm tiếng ồn hay môi trường ô nhiễm khói bụi không. 

Việc lựa chọn thời điểm thích hợp để xem nhà sẽ giúp bạn có được lợi thế khi thương lượng giá với bên bán. Ví dụ như, ngôi nhà bị thấm nước và ngập lụt, bị ô nhiễm… thì bạn có thể dựa vào đó để thuyết phục người bán hạ giá.

6. Kéo dài thời gian thanh toán

Các chuyên gia cho rằng, càng kéo dài thời gian thanh toán thì càng có lợi cho người mua nhà bởi bất động sản tăng giá trị theo thời gian. Vì thế, thời gian thanh toán càng lâu thì người mua sẽ chiếm dụng được một phần nguồn vốn để đầu tư, từ đó giúp tiền đẻ ra tiền.

Để kéo dài được thời gian thanh toán, bạn nên bày tỏ thiện chí muốn mua và chia sẻ với người bán rằng mình đang gặp khó khăn về tài chính.

7. Lấy mức giá trung bình 

Nếu cả 2 bên vẫn chưa thương lượng được mức giá “thuận mua vừa bán” thì có thể lấy giá của bên bán và bên mua công lại rồi chia đôi. Bạn nên bày tỏ thiện chí muốn mua và đề nghị người bán chấp nhận mức giá này.

8. Thỏa thuận các chi phí về thủ tục hành chính

Nếu như người bán quá cứng nhắc trong việc giảm giá bán nhà đất, bạn hãy nêu ra một số chi phí khi làm thủ tục hành chính. Cân nhắc thái độ và hoàn cảnh của người bán, bạn có thể đề nghị họ chịu phần chi phí này. Còn nếu bạn là người chịu các chi phí này thì hỏi bên bán có thể giảm giá thêm được nữa không.

Trên đây là những kinh nghiệm giúp bạn có thể thương lượng được mức giá mong muốn với bên bán nhà đất. Ngoài những kinh nghiệm trên, bạn nên duy trì thái độ vui vẻ, thân thiện để chứng minh cho người bán thấy được bạn là khách hàng có thiện chí mua nhất.

theo CafeLand

  • Facebook
  • Chia sẻ

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Đọc thêm

Có nên mua bán, chuyển nhượng bất động sản trả chậm, trả dần
Những quy định về đấu giá bất động sản mới nhất
Điều kiện thành lập đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản
Các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Kinh nghiệm pháp lý liên quan đến hợp đồng thuê văn phòng
Pháp lý về quyền sở hữu và thực thi chuyển giao quyền sở hữu
Hợp đồng chuyển nhượng đất đai và quyền sử dụng đất đai
Thông tin quan trọng cần lưu ý về hợp đồng mua bán nhà đất
Những điều cần biết về hợp đồng thuê đất 2022
Lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất