Mặt bằng kinh doanh là gì? Cách chọn mặt bằng kinh doanh

Theo các chuyên gia, mặt bằng là yếu tố quyết định đến 50% sự thành công trong kinh doanh. Vì thế, việc lựa chọn mặt bằng sao cho hiệu quả chính là điều đầu tiên mà tất cả những ai có ý định mở cửa hàng đều phải quan tâm.

Vậy mặt bằng kinh doanh là gì? Cách chọn mặt bằng kinh doanh sao cho hiệu quả? Tất cả sẽ được Alomuabannhadat bật mí trong bài viết dưới đây.

Mặt bằng kinh doanh là gì? 

Mặt bằng kinh doanh là địa điểm được dùng để tổ chức việc kinh doanh, mua bán và không có quy định về diện tích tối đa hay tối thiểu. Vị trí và chất lượng của mặt bằng ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh.

Chủ sở hữu có thể cho người khác thuê mặt bằng kinh doanh hoặc tự mình kinh doanh. Nếu lựa chọn hình thức cho thuê, chủ sở hữu sẽ nhận được một khoản thu nhập ổn định hàng tháng từ việc cho thuê mặt bằng kinh doanh.

Bí quyết lựa chọn mặt bằng kinh doanh hiệu quả

Nếu bạn có nhu cầu tìm thuê mặt bằng kinh doanh thì những chia sẻ sau đây của Alomuabannhadat chắc chắn sẽ rất hữu ích với bạn đấy!

Xác định ngành nghề kinh doanh

Trước tiên, bạn phải xác định được sản phẩm/dịch vụ mà mình muốn kinh doanh là gì? Hướng đến những đối tượng khách nào? Từ đó, khoanh vùng được khu vực để lựa chọn mặt bằng kinh doanh.

Ví dụ: Bạn muốn kinh doanh quán cơm thì nên lựa chọn mặt bằng kinh doanh ở khu vực có nhiều trường học, văn phòng làm việc. 

Xác định diện tích mặt bằng

Để biết được nên thuê mặt bằng có diện tích bao nhiêu là phù hợp thì bạn cần phải:

  • Ước lượng được các trang thiết bị, nội thất chiếm bao nhiêu phần diện tích?

  • Ước lượng số sản phẩm được trưng bày, bày bán bên trong cửa hàng.

  • Ước tính số lượng khách sẽ ghé qua cửa hàng vào khung giờ cao điểm…

Ví dụ: Với quán cafe quy mô 50 khách, bạn nên thuê mặt bằng kinh doanh khoảng 80m2. Với shop thời trang 500 sản phẩm, bạn có thể tham khảo mặt bằng kinh doanh 30m2.

Xác định năng lực tài chính của bản thân

Khi thuê mặt bằng kinh doanh, đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chi trả một khoản tiền cố định hàng tháng cho chủ sở hữu. Vì thế, bạn cần phải dự trù được tổng số tiền thu chi hàng tháng, từ đó đề ra mức giá tối đa cho việc thuê mặt bằng kinh doanh.

Nếu bạn lần đầu tìm thuê mặt bằng kinh doanh thì có thể nhờ những người quen biết có kinh nghiệm hay các chuyên gia tư vấn để được hỗ trợ.

Xác định khu vực, vị trí sẽ thuê mặt bằng

Vị trí của mặt bằng là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của việc kinh doanh. Vì thế, bạn nên chọn thuê mặt bằng trong khu vực tập trung đông khách hàng mục tiêu, đồng thời có vị trí thuận tiện cho việc kinh doanh, buôn bán.

Để làm được điều này, bạn nên tự đặt ra cho mình những câu hỏi sau:

  • Vị trí của mặt bằng kinh doanh có thuận tiện cho khách hàng ghé qua không?

  • Nếu khách hàng đi xe gắn máy, vỉa hè có dễ dàng để lái xe lên không?

  • Nếu khách đi xe ôtô, đường có cấm đậu/cấm dừng không?

  • Phía trước mặt bằng có bao nhiêu chỗ để xe cho khách hàng sau khi đã dành chỗ để xe cho nhân viên?

  • Trong khu vực đó có bao nhiêu đối thủ cạnh tranh cùng kinh doanh sản phẩm/dịch vụ giống với mình?...

Sàng lọc, lựa chọn mặt bằng phù hợp

Sau khi đã khoanh vùng được khu vực nên thuê mặt bằng, bạn nên lập một danh sách các mặt bằng có vị trí, diện tích, giá bán phù hợp. Sau đó, ngồi lại xem xét, phân tích ưu/nhược điểm của từng mặt bằng. Từ đó lựa chọn được mặt bằng kinh doanh phù hợp nhất.

Lưu ý: Để biết được giá bán của các mặt bằng kinh doanh, bạn có thể tìm kiếm thông tin trên các trang đăng tin bất động sản (Alomuabannhadat, Nhà đất Alomuabannhadat…), trên báo đài hoặc hỏi thông tin từ môi giới, người dân sống xung quanh hoặc hỏi trực tiếp chủ nhà…

Kiểm tra tình trạng mặt bằng

Sau khi lựa chọn được mặt bằng kinh doanh ưng ý nhất, bạn nên liên hệ với chủ sở hữu để đến kiểm tra tình trạng của mặt bằng. 

Bạn nên hỏi chủ nhà xem căn nhà đó đã được xây dựng bao lâu rồi, trước đó kinh doanh sản phẩm/dịch vụ gì. Đồng thời tính toán kỹ những chi phí bạn phải bỏ ra để sửa chữa mặt bằng để phù hợp với loại hình mình kinh doanh.

Thỏa thuận thời hạn thuê

Thời hạn thuê mặt bằng kinh doanh càng lâu thì càng có lợi cho bạn. Theo các chuyên gia, để đảm bảo lợi nhuận khi kinh doanh thì thời hạn thuê mặt bằng ít nhất cũng phải gấp đôi thời gian hoàn vốn của bạn.

Trong trường hợp chủ sở hữu yêu cầu bạn phải cọc nhiều hơn để đổi lấy thời hạn thuê dài hơn, thì bạn phải cân nhắc và thương lượng với chủ sở hữu để có được thỏa thuận tối ưu cho cả hai bên.

Xác minh tính pháp lý của mặt bằng

Hiện nay, có không ít kẻ lừa đảo lấy mặt bằng của người khác để cho thuê hoặc cung cấp thông tin cho thuê mặt bằng “ảo” để chiếm đoạt tiền cọc/tiền thuê. Vì thế, bạn cần phải xác minh chủ sở hữu có đủ quyền để cho bạn thuê mặt bằng hay không? Mặt bằng kinh doanh đó có thực hay không?

Xem xét thái độ của chủ sở hữu mặt bằng

Chủ sở hữu mặt bằng là một đối tác sẽ gắn bó trong suốt thời gian bạn làm kinh doanh, vì thế, bạn nên xem xét mức độ thiện chí của chủ nhà. Trên thực tế, có nhiều người vì mâu thuẫn, tranh cãi với chủ sở hữu mà rất khó để yên ổn làm ăn.

Lưu ý khi ký hợp đồng thuê mặt bằng

Trong hợp đồng cho thuê mặt bằng cần ghi rõ các thông tin và điều khoản sau: vị trí mặt bằng, diện tích thuê, tiền cọc, thời gian thuê, giá thuê, mức tăng giá hằng năm, ngày bàn giao mặt bằng, tình trạng mặt bằng lúc bàn giao, khoản đền bù nếu chủ sở hữu lấy lại mặt bằng trước thời hạn…

Đặc biệt, bạn nên công chứng hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh và mọi rắc rối sau đó sẽ được giải quyết theo hợp đồng này.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Alomuabannhadat về bí quyết để lựa chọn được mặt bằng kinh doanh hiệu quả. Mong rằng những thông tin này hữu ích với bạn. Để tìm thuê được mặt bằng phù hợp, bạn có thể truy cập vào website Alomuabannhadat.

theo CafeLand

  • Facebook
  • Chia sẻ

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Đọc thêm

Có nên mua bán, chuyển nhượng bất động sản trả chậm, trả dần
Những quy định về đấu giá bất động sản mới nhất
Điều kiện thành lập đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản
Các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Kinh nghiệm pháp lý liên quan đến hợp đồng thuê văn phòng
Pháp lý về quyền sở hữu và thực thi chuyển giao quyền sở hữu
Hợp đồng chuyển nhượng đất đai và quyền sử dụng đất đai
Thông tin quan trọng cần lưu ý về hợp đồng mua bán nhà đất
Những điều cần biết về hợp đồng thuê đất 2022
Lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất