Nhà phát triển dự án là một doanh nghiệp ký kết “hợp đồng hợp tác” với chủ đầu tư (không đủ tiềm lực kinh tế) của một dự án nào đó để cùng nhau triển khai dự án khi đã đấu thầu thành công.
Thuật ngữ “nhà phát triển dự án” hiện nay vẫn còn xa lạ với rất nhiều người. Vậy nhà phát triển dự án là ai? Có quyền và trách nhiệm gì trong xây dựng dự án?... Tất cả sẽ được Alomuabannhadat giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nhà phát triển dự án là ai?
Nhà phát triển dự án còn có tên gọi khác trong tiếng anh là Project developer, là một doanh nghiệp ký kết “hợp đồng hợp tác” với chủ đầu tư (không đủ tiềm lực kinh tế) của một dự án nào đó để cùng nhau triển khai dự án khi đã đấu thầu thành công.
Ở Việt Nam, thuật ngữ nhà phát triển dự án chỉ mới xuất hiện trong khoảng vài năm trở lại đây, sau giai đoạn khủng hoảng. Vào thời điểm đó, có hàng nghìn dự án “nằm đắp chiếu” hàng năm trời mặc dù sở hữu vị trí đặc địa và có đầy đủ pháp lý. Nguyên nhân là do các nhà đầu tư không đủ tiềm lực để tiếp tục thực hiện dự án.
Để giải quyết vấn đề này, các nhà đầu tư đã lựa chọn hình thức đồng hợp tác, ký kết hợp đồng hợp tác với một doanh nghiệp khác (là nhà phát triển dự án). Lúc này, nhà phát triển dự án sẽ đứng ra thay mặt chủ đầu tư giải quyết các vấn đề liên quan đến dự án.
Vai trò của nhà phát triển dự án
Theo các chuyên trong ngành, nhà phát triển dự án giống như một liều thuốc tái sinh, giúp hồi sinh nhiều dự án chết lâm sàng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản trong nước.
-
Nhà phát triển dự án sẽ tiến hành giải quyết vấn đề tài chính cho chủ đầu tư bằng cách tự huy động vốn, quản lý tài chính.
-
Đơn vị phát triển dự án tiến hành thi công và giám sát công trình xây dựng, bán sản phẩm hoặc truyền thông cho dự án thay cho nhà đầu tư.
-
Nhà phát triển dự án giúp đánh bóng thương hiệu của chủ đầu tư bằng cách: Xây dựng công trình đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình như đã cam kết với khách hàng…
-
Không chỉ các dự án “đuối sức” mới cần đến nhà phát triển dự án mà với những chủ đầu tư có ít kinh nghiệm thì việc giao cho một đơn vị phát triển dự án để họ triển khai, bán hàng giúp là hợp lý.
Như vậy, nhà phát triển dự án có vai trò như chủ đầu tư nhưng họ lại không phải chủ đầu tư. Do đó, chủ đầu tư vẫn phải chịu trách nhiệm đứng ra để giải quyết khi có các vấn đề tranh chấp xảy ra với khách hàng.
Lưu ý khi mua nhà thông qua đơn vị phát triển dự án
Khi mua nhà thông qua đơn vị phát triển dự án, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Tìm hiểu thật kỹ xem trong dự án đó, chủ đầu tư và nhà phát triển dự án có vai trò và trách nhiệm gì. Tránh trường hợp khi xảy ra vấn đề, hai bên sẽ đùn đẩy trách nhiệm cho nhau, không chịu giải quyết cho bạn.
Ví dụ, trong hợp đồng mua bán có nội dung chủ đầu tư sẽ chịu phạt chậm bàn giao nếu giao nhà chậm tiến độ. Tuy nhiên, có không ít dự án chậm bàn giao tới một năm nhưng đơn vị phát triển dự án lại đề nghị chỉ bàn giao nhà khi người mua thanh toán đủ tiền. Nhưng trên thực tế, việc đòi tiền phạt chậm bàn giao từ chủ đầu tư rất khó bởi nhiều chủ đầu tư trốn tránh không gặp khách hàng để giải quyết.
Ở trường hợp khác, chủ đầu tư dự án bán luôn cho đơn vị phát triển dự án các sản phẩm nhà ở hình thành trong tương lai. Sau đó, đơn vị phát triển dự án đưa ra thông tin sai lệch về mình rồi bán cho khách hàng với mức giá cao hơn trước đó.
Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu xem đơn vị phát triển dự án đó đã có nhiều kinh nghiệm trong quá trình thi công công trình không, khả năng gọi vốn có tốt không để tránh những rủi ro không đáng có.
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu được nhà phát triển dự án là ai đồng thời phân biệt được chủ đầu tư với đơn vị phát triển dự án. Nếu còn gì thắc mắc, bạn hãy liên hệ với Alomuabannhadat để được hỗ trợ giải đáp nhé!
theo CafeLand