Nhà phố là gì? Có mấy loại nhà phố ? Ưu và nhược điểm

Nhà phố là những ngôi nhà được xây dựng tại vị trí mặt tiền đắc địa ở thành phố. Nhờ lợi thế từ vị trí, nhà phố sẽ mang lại nhiều thuận lợi về công năng sử dụng cũng như mặt kinh tế cho chủ nhà.

Để giải quyết bài toán “đất chật người đông” ở các thành phố lớn, mô hình nhà phố đã được ra đời. Vậy nhà phố là nhà như thế nào? Có mấy loại? Ưu và nhược điểm ra sao? Tất cả sẽ được Alomuabannhadat giải đáp trong bài viết dưới đây.

Nhà phố là gì?

Nhà phố là những ngôi nhà được xây dựng tại vị trí mặt tiền đắc địa ở thành phố. Những ngôi nhà này thường được xây trong khu đô thị, nằm sát nhau và có 1 hoặc 2 mặt sát với đường giao thông. Nhờ lợi thế từ vị trí, nhà phố sẽ mang lại nhiều thuận lợi về công năng sử dụng cũng như mặt kinh tế cho chủ nhà.

Hiện nay, loại hình nhà phố đang thịnh hành tại các thành phố lớn ở Việt Nam như Tp. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng…. Nhiều gia đình đã lựa chọn nhà phố để tận dụng không gian sinh sống, đồng thời kết hợp kinh doanh buôn bán.

Các loại nhà phố phổ biến nhất hiện nay

Nhà phố được chia thành nhiều loại hình khác nhau, cụ thể:

Nhà phố liền kề 

Nhà phố liền kề là những ngôi nhà phố nằm liền kề nhau, được chủ đầu tư xây dựng và thiết kế giống nhau, tạo nên một tổng thể kiến trúc thống nhất. Nhà phố liền kề thường được xây dựng kết hợp cùng các cơ sở hạ tầng khác như trung tâm thương mại, khu vực mua sắm, khu vui chơi giải trí… giống như một đô thị thu nhỏ đáp ứng đầy đủ tiện ích cho dân cư sống trong khu vực này.

Nhà phố thương mại (Shophouse)

Nhà phố thương mại hay còn được gọi là Shophouse, là loại hình khá mới trên thị trường địa ốc. Ngay từ khi “trình làng”, nhà phố thương mại đã nhận được nhiều đánh giá tích cực từ phía các nhà đầu tư và người dân.

Hiện nay, mô hình nhà phố thương mại thường được xây dựng 2 tầng trở lên, tại vị trí nằm sát các trục đường lớn, đông người qua lại. Do đó, chủ nhà có thể sinh sống và kết hợp kinh doanh buôn bán tiện lợi, hoặc cho thuê sinh lời cao.

Nhà phố xanh

Đúng như tên gọi, nhà phố xanh là hình thức nhà ở rất thân thiện với môi trường. Khác với các loại hình nhà phố khác, nhà phố xanh ưu tiên sử dụng/tận dụng những vật liệu gần gũi với môi trường, có độ bền cao và chi phí hợp lý. Chính vì thế, nhà phố xanh được các gia đình có người già và trẻ nhỏ yêu thích, lựa chọn.

Nhà phố sân vườn

Giữa thành phố nhộn nhịp, sự xuất hiện của nhà phố sân vườn được rất nhiều gia đình có điều kiện chọn lựa. Nhà phố sân vườn có thiết kế sân vườn ngay trong nhà (thường được xây tại tầng thượng hoặc tầng trệt), giúp mang đến không gian sống thoải mái, thư thái, hòa mình vào thiên nhiên.

Biệt thự nhà phố

Biệt thự nhà phố là những ngôi nhà được xây sát nhau nhưng có diện tích lớn hơn các loại hình nhà phố khác, tuy nhiên không thể nào rộng được như biệt thự độc lập. Về ngoại thất, nhà phố biệt thự vẫn được thiết kế theo loại hình biệt thự và thường có thêm sân vườn nhỏ ở bên hông nhà. Hiện nay, bạn rất dễ thấy loại hình này ở các khu đô thị mới phát triển trong nội đô hoặc khu vực liền kề.

Nhà phố có ưu và nhược điểm gì?

Ưu điểm của nhà phố

Nhà phố hiện rất được các nhà đầu tư và gia đình lựa chọn nhờ sở hữu nhiều ưu điểm như:

Thuận lợi cho việc kinh doanh: Như đã đề cập ở trên, nhà phố nằm sát các trục đường lớn, ở những khu vực đông dân cư. Do đó, loại hình này rất thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán.

Mang lại nguồn thu nhập cao khi cho phép treo biển quảng cáo: Khi bạn cho phép các doanh nghiệp lớn thuê không gian để treo biển quảng cáo, băng rôn; mỗi tháng bạn sẽ thu về được số tiền không nhỏ (khoảng 15 - 20 triệu đồng).

Nâng cao chất lượng cuộc sống: Nhà phố thường được xây dựng ở các thành phố lớn, trong các khu đô thị. Do đó, cư dân sống tại đây sẽ được hưởng đầy đủ các tiện ích nội khu, nâng cao chất lượng cuộc sống tốt hơn mỗi ngày.

Nhược điểm của nhà phố

Cũng như các loại hình nhà ở khác, nhà phố vẫn có một số nhược điểm:

Nhà phố có chiều ngang nhỏ: Hạn chế về chiều ngang khiến việc sắp xếp nội thất gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế mà hiện nay nhà phố thường được xây cao tầng để gia tăng diện tích sống.

Đối mặt với tiếng ồn: Như đã nói ở trên, nhà phố nằm ở những vị trí sầm uất, đông người qua lại, do đó gia đình bạn sẽ phải đối mặt với tiếng ồn thường xuyên. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể sử dụng các miếng dán tường cách âm phòng ngủ.

Không gian sống khá hẹp: Lựa chọn nhà phố, đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chấp nhận sống trong một không gian khá hẹp. Cách khắc phục điều này là bạn hãy trồng thêm cây xanh, tiểu cảnh trong nhà để tạo cảm giác không gian rộng, thông thoáng hơn.

Cần lưu ý những gì khi mua nhà phố?

Số tiền bạn phải bỏ ra để sở hữu một căn nhà phố là không hề nhỏ. Do đó, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Xác định mục đích mua nhà là để ở hay để ở kết hợp kinh doanh buôn bán, từ đó lựa chọn được loại hình nhà phố thích hợp.

  • Tham khảo giá loại hình nhà phố định mua trên thị trường, đồng thời cân nhắc khả năng tài chính của bản thân. Đặc biệt, bạn có thể tận dụng các chính sách hỗ trợ tài chính từ các chủ đầu tư.

  • Phải kiểm tra giấy chứng nhận sở hữu nhà đất là thật hay giả. Nếu không tự kiểm chứng được, bạn có thể nhờ bên trung gian hoặc những ai am hiểu tư vấn như luật sư.

  • Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm hiểu trình độ dân trí và an ninh xung quanh nhà phố định mua xem có tốt không, để đảm bảo an toàn của cả gia đình cũng như sự phát triển của con trẻ.

Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về nhà phố. Đừng quên theo dõi Alomuabannhadat thường xuyên để cập nhật các thông tin hữu ích về lĩnh vực bất động sản.

theo CafeLand

  • Facebook
  • Chia sẻ

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Đọc thêm

Có nên mua bán, chuyển nhượng bất động sản trả chậm, trả dần
Những quy định về đấu giá bất động sản mới nhất
Điều kiện thành lập đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản
Các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Kinh nghiệm pháp lý liên quan đến hợp đồng thuê văn phòng
Pháp lý về quyền sở hữu và thực thi chuyển giao quyền sở hữu
Hợp đồng chuyển nhượng đất đai và quyền sử dụng đất đai
Thông tin quan trọng cần lưu ý về hợp đồng mua bán nhà đất
Những điều cần biết về hợp đồng thuê đất 2022
Lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất