Nhà thầu xây dựng (hay nhà thầu) là tổ chức/ đơn vị có đầy đủ năng lực để xây dựng công trình cho các chủ đầu tư. Nhà thầu xây dựng sẽ ký hợp đồng với chủ đầu tư để nhận thầu một phần công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình.
Nhà thầu xây dựng là một thuật ngữ đã quen thuộc với chúng ta. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu đúng về khái niệm nhà thầu xây dựng và phân biệt được các loại nhà thầu trong xây dựng hiện nay.
Nhà thầu xây dựng là gì?
Nhà thầu xây dựng (hay nhà thầu) là tổ chức/ đơn vị có đầy đủ năng lực để xây dựng công trình cho các chủ đầu tư. Nhà thầu xây dựng sẽ ký hợp đồng với chủ đầu tư để nhận thầu một phần công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình.
Những đặc điểm cần có của một nhà thầu chuyên nghiệp
Chủ đầu tư sẽ không dám giao công trình hàng trăm ngàn tỷ của mình vào tay của một nhà thầu thiếu chuyên nghiệp được. Vậy một nhà thầu chuyên nghiệp cần có những gì?
-
Phải được trang bị đầy đủ các loại giấy tờ, văn bản pháp lý như: Giấy phép đăng ký kinh doanh, chứng chỉ hành nghề liên quan…
-
Đội ngũ kiến trúc sư, kỹ thuật viên, chỉ huy công trình, giám sát viên… có đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết.
-
Đội ngũ công nhân thi công giàu kinh nghiệm, lành nghề.
Chỉ khi nhà thầu xây dựng đáp ứng đủ các đặc điểm trên thì các chủ đầu tư mới an tâm giao cho họ thi công xây dựng công trình. Bởi khi giao công trình cho một nhà thầu xây dựng thì nhà thầu xây dựng đó phải có trách nhiệm trước chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng của công trình nói chung và từng hạng mục của công trình nói riêng.
Các loại nhà thầu trong xây dựng
Dưới đây là các loại nhà thầu trong xây dựng phổ biến nhất hiện nay:
Phân loại theo vai trò
Phân loại theo vai trò, có 3 loại nhà thầu trong xây dựng là nhà thầu chính, nhà thầu phụ và nhà thầu phụ đặc biệt.
Nhà thầu chính là người trực tiếp ký kết hợp đồng với nhà đầu tư, đồng thời là người đứng tên dự thầu, chịu trách nhiệm chính khi tham gia dự thầu. Nhà thầu chính có thể là một tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân…
Nhà thầu phụ là người trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu chính, chịu trách nhiệm thực hiện một phần công việc đúng theo hợp đồng đã ký. Tương tự, nhà thầu phụ cũng có thể là một cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp…
Nhà thầu phụ đặc biệt là người trực tiếp ký hợp đồng với nhà thầu chính, chịu trách nhiệm một số hạng mục quan trọng của gói thầu.
Phân loại theo quốc tịch
Phân loại theo quốc tịch có 2 loại nhà thầu là nhà thầu trong nước và nhà thầu nước ngoài:
Nhà thầu trong nước: Là các cá nhân/ đơn vị /tổ chức được thành lập theo pháp luật của Việt Nam. Những đối tượng này thường mang quốc tịch Việt Nam.
Nhà thầu nước ngoài: Là các cá nhân/ đơn vị/ tổ chức được thành lập theo pháp luật của quốc gia khác. Những đối tượng này mang quốc tịch nước ngoài nhưng có tham gia dự thầu tại Việt Nam.
Ngoài ra, còn có phân loại nhà thầu theo tư cách (nhà thầu độc lập, nhà thầu liên danh) và phân loại nhà thầu theo chức năng (nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công, nhà thầu đánh giá và thẩm định).
Trách nhiệm của nhà thầu xây dựng chính:
Dưới đây, Alomuabannhadat xin liệt kê một số trách nhiệm của một nhà thầu xây dựng chính:
-
Đảm bảo chất lượng từng hạng mục của công trình theo đúng chỉ tiêu của chủ đầu tư, đồng thời đảm bảo an toàn trong thi công xây dựng.
-
Nhà thầu xây dựng phải cung cấp các loại vật tư và lực lượng công nhân phục vụ cho việc thi công công trình theo hợp đồng ký với chủ đầu tư.
-
Quản lý các loại thiết bị, phương tiện được sử dụng trong quá trình thi công công trình.
-
Trực tiếp ký hợp đồng giao khoán với nhà thầu phụ đồng thời chịu toàn bộ trách nhiệm khi xảy ra các sự cố liên quan đến thầu phụ.
-
Nếu phát hiện bất kỳ sai khác nào giữa thiết kế, hồ sơ hợp đồng và điều kiện hiện trường, nhà thầu xây dựng phải thông báo kịp thời cho chủ đầu tư.
-
Phối hợp với chủ đầu tư khắc phục hậu quả sự cố trong quá trình thi công xây dựng công trình, đồng thời lập báo cáo sự cố và phối hợp với các bên liên quan để giám định nguyên nhân sự cố.
-
Báo cáo với chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng của dự án và vệ sinh môi trường thi công xây dựng theo yêu cầu của chủ đầu tư.
-
Sau khi công trình đã được nghiệm thu, bàn giao (trừ trường hợp trong hợp đồng có thỏa thuận khác), nhà thầu xây dựng phải hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư, máy móc, thiết bị và những tài sản khác của mình ra khỏi công trường.
Các hình thức chủ yếu của thầu xây dựng
Tiếp theo, Alomuabannhadat sẽ liệt kê cho bạn những hình thầu xây dựng phổ biến hiện nay:
-
Thầu thiết kế các loại hình nhà ở (phổ biến nhất là biệt thự).
-
Thầu thi công/ xây dựng các loại hình nhà ở.
-
Thầu thiết kế/ thi công/ xây dựng các loại hình nhà ở.
-
Thầu thiết kế/ thi công/ xây dựng/ cung cấp các loại thiết bị công nghệ cho các loại hình nhà ở.
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ về nhà thầu xây dựng và đừng quên theo dõi thường xuyên Alomuabannhadat để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về lĩnh vực bất động sản.
theo CafeLand