Quỹ đất là gì? Những vấn đề pháp lý liên quan đến quỹ đất

Quỹ đất là thuật ngữ dùng để chỉ diện tích đất đai hiện có của một đơn vị, địa phương nhất định nào đó. Quỹ đất bao gồm tất cả các loại hình đất đai chịu sự quản lý của các cấp chính quyền, cơ quan ban ngành, tổ chức có thẩm quyền.

Quỹ đất là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực bất động sản. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu rõ quỹ đất là gì cũng như biết được các vấn đề pháp lý liên quan đến quỹ đất. Trong bài viết dưới đây, Alomuabannhadat sẽ giúp bạn nắm được các thông tin xoay quanh về quỹ đất.

Quỹ đất là gì?

Quỹ đất là thuật ngữ dùng để chỉ diện tích đất đai hiện có của một đơn vị, địa phương nhất định nào đó. Quỹ đất bao gồm tất cả các loại hình đất đai chịu sự quản lý của các cấp chính quyền, cơ quan ban ngành, tổ chức có thẩm quyền.

Quỹ đất được sử dụng cho nhiều mục đích như: Xây dựng bệnh viện, trường học, đơn vị hành chính, khu công nghiệp, khu nghỉ dưỡng, nhà ở… Quỹ đất được phân chia cho bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào có nhu cầu sử dụng vào các mục đích hợp pháp, phù hợp với quy định của pháp luật. 

Nếu sử dụng cho mục đích khai thác trồng trọt thì cần xem xét đến tính chất của loại đất đó cùng kế hoạch sử dụng đất hằng năm của địa phương đã được phê duyệt. Sau khi đã phân bổ mà quỹ đất vẫn còn thừa thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ hội họp để rà soát, thống kê, sau đó tiếp tục phân chia cho những ai đang có nhu cầu sử dụng.

Các loại quỹ đất

Quỹ đất được chia thành nhiều loại khác nhau, dựa trên những tiêu chí khác nhau (theo quy định của pháp luật hiện hành). Hiện nay, có 2 loại quỹ đất phổ biến nhất đó là quỹ đất công và quỹ đất sạch.

Quỹ đất công

Trong Luật đất đai 2013, khái niệm về quỹ đất công vẫn chưa được quy định rõ ràng. Trên thực tế, có thể hiểu quỹ đất đất công chính là phần đất thuộc sở hữu của toàn dân, do cơ quan Nhà nước đại diện đứng ra làm chủ sở hữu. Quỹ đất công được sử dụng cho nhiều mục đích: Xây dựng các công trình công cộng, đất có di tích lịch sử văn hóa, quốc phòng an ninh, đất giao thông…

Quỹ đất sạch

Tương tự, trong quy định của Luật đất đai cũng vẫn chưa có quy định rõ ràng về quỹ đất sạch. Trên thực tế, có thể hiểu quỹ đất sạch chính là những phần đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư và giải phóng mặt bằng theo như kế hoạch đã được thông qua từ trước. 

Quỹ đất thuộc quyền quản lý của đơn vị nào?

Trong quy định của pháp luật hiện hành, cơ quan quản lý quỹ đất chính là Trung tâm phát triển quỹ đất. Căn cứ tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 43/2014 thì tổ chức phát triển quỹ đất chính là đơn vị công, được thành lập và tổ chức lại theo quy định hiện hành của pháp luật.

Tổ chức phát triển quỹ đất có tư cách pháp nhân, trụ sở và con dấu riêng, được phép mở tài khoản để hoạt động trong phạm vi quy định của pháp luật. Ngoài ra, tổ chức này còn có chi nhánh ở các thành phố, thị xã, quận, huyện…

Trên thực tế, quỹ đất nằm trong trung tâm phát triển quỹ đất do Sở Tài nguyên và Môi trường trực tiếp quản lý; chia nhỏ về về các huyện, quận, thị xã, thành phố… Việc sử dụng quỹ đất phải tuân thủ đúng các nguyên tắc về khai thác và quản lý. Khi quỹ đất tại địa phương được quản lý và khai thác tốt thì sẽ góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế.

Nguyên tắc quản lý quỹ đất

Nhằm đảm bảo cho quá trình sử dụng, phát triển quỹ đất diễn ra một cách hợp lý, Nhà nước đã ban hành những quy định, nguyên tắc sau:

Đảm bảo thống nhất, công bằng

Quỹ đất là tài sản sở hữu chung của toàn dân, do Nhà nước đại diện làm chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Chính vì thế, mọi cá nhân đều có quyền sử dụng quỹ đất, đồng thời có nghĩa vụ giữ gìn và phát triển. Nghiêm cấm bất kỳ đối tượng nào xâm chiếm, chiếm đoạt quỹ đất thành tài sản riêng. Toàn quyền chỉnh sửa vấn đề pháp lý đất đai do Nhà nước làm đại diện hợp pháp tối cao (được quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Đất đai 2013).

Kết hợp giữa quyền sử dụng và sở hữu

Theo quy định của pháp luật hiện hành, quyền sở hữu bao gồm sử dụng, chiếm hữu và định đoạt. Trong đó, quyền sử dụng chỉ hành động khai thác và hưởng những lợi ích liên quan mà quỹ đất mang lại. Nhà nước không trực tiếp sử dụng nhưng vẫn thu tiền thuế hàng năm thông qua người sử dụng đất. (Thuế này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và phí sử dụng đất)

Dung hòa mục đích sử dụng

Khi phân bổ quỹ đất, một trong những yếu tố quan trọng được đặt lên hàng đầu là phải đảm bảo lợi ích cho người sử dụng đất. Tuy nhiên, bản chất đất đai là tài sản chung của toàn dân, do Nhà nước đại diện làm chủ sở hữu nên mục đích sử dụng của cá nhân phải dung hòa với lợi ích của xã hội. Tuyệt đối, không để một lợi ích hay mục tiêu riêng của cá nhân nào làm ảnh hưởng đến lợi ích chung của xã hội.

Sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả

Hiện nay, quỹ đất đang ngày càng khan hiếm, nhất là ở các thành phố lớn như Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội... Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của các thế hệ khác trong tương lai. Chính vì thế mà Nhà nước luôn có những quy định và giải pháp để việc sử dụng quỹ đất diễn ra một cách hiệu quả, tránh lãng phí.

Mong rằng với bài viết trên, bạn đã nắm bắt được các thông tin xoay quanh quỹ đất. Bên cạnh đó, bạn hãy truy cập vào Alomuabannhadat để cập nhật cho mình thật nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

theo CafeLand

  • Facebook
  • Chia sẻ

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Đọc thêm

Có nên mua bán, chuyển nhượng bất động sản trả chậm, trả dần
Những quy định về đấu giá bất động sản mới nhất
Điều kiện thành lập đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản
Các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Kinh nghiệm pháp lý liên quan đến hợp đồng thuê văn phòng
Pháp lý về quyền sở hữu và thực thi chuyển giao quyền sở hữu
Hợp đồng chuyển nhượng đất đai và quyền sử dụng đất đai
Thông tin quan trọng cần lưu ý về hợp đồng mua bán nhà đất
Những điều cần biết về hợp đồng thuê đất 2022
Lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất