Tầng trệt là tầng dưới cùng của một ngôi nhà thông thường, được đánh số 1. Tầng kế tiếp là tầng thứ 2 rồi cứ thế tính lên. Tầng ở dưới tầng trệt là tầng hầm, được ký hiệu là B (Basement).
Tầng trệt là một khái niệm rất phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về tầng trệt, thậm chí nhiều người còn nhầm lẫn tầng trệt và tầng lửng là một. Để giúp bạn đọc hiểu rõ các vấn đề này, Alomuabannhadat xin cung cấp các thông tin trong bài viết dưới đây.
Tầng trệt là gì?
Tầng trệt là tầng dưới cùng của một ngôi nhà thông thường, được đánh số 1. Tầng kế tiếp là tầng thứ 2 rồi cứ thế tính lên. Tầng ở dưới tầng trệt là tầng hầm, được ký hiệu là B (Basement). Nếu nhà có nhiều tầng hầm thì sẽ được kí hiệu B1, B2… theo hướng tầng trệt đi xuống.
Tại Việt Nam, thông thường, miền Bắc gọi tầng sát mặt đất là tầng 1, các tầng kế tiếp lần lượt là 2, 3… Theo cách tính như này thì tầng trệt có nghĩa là tầng 1, lầu 1 tương đương tầng 2 và lầu 2 tương đương tầng 3. Trong khi đó, ở miền Nam thường gọi tầng sát mặt đất là tầng trệt, rồi đến lầu 1 là tầng 1, lầu 2 là tầng 2…
Ở nhiều nước châu Âu, tầng trệt (ground floor) là tầng nằm ngay trên mặt đất, sẽ không đánh số hoặc được gán số 0. Tầng kế trên tầng trệt là tầng 1 rồi cứ thế tính lên.
Tại Mỹ và Canada, đa số mọi người gọi tầng trệt là tầng đầu tiên (1st floor), tầng ngay trên tầng trệt là tầng thứ 2 (2nd floor), sau đó cứ thế tính lên.
Phân biệt cách gọi “tầng” và “lầu”
Đa số, những người trong ngành xây dựng hoặc kiến trúc ít gọi “tầng trệt” mà họ thường gọi là “trệt” hoặc “nền trệt”. Khái niệm tầng trệt rất dễ hiểu với mọi người, tuy nhiên, không ít người lại gặp khó khăn khi phân biệt giữa “tầng” và “lầu” trong các công trình xây dựng.
Chính vì thế, Alomuabannhadat xin được giải thích cụ thể cách gọi “tầng” và “lầu” đối với những công trình cao tầng như sau:
-
Khi gọi tầng trệt là tầng 1 thì các tầng kế tiếp lần lượt là tầng 2, 3, 4…
-
Khi gọi là lầu thì: Trệt; lầu 1, 2, 3…
Nói tóm lại, khi bạn gọi là “tầng” thì tầng 1 là tầng trệt, còn nếu gói là lầu thì lầu 1 chính là tầng 2.
Phân biệt tầng trệt và tầng lửng
Hiện nay, một số người vẫn bị nhầm lẫn giữa tầng trệt và tầng lửng bởi chúng cùng nằm trong một không gian và được sử dụng với mục đích chung là tận dụng không gian trống. Tuy nhiên, tầng trệt và tầng lửng không phải là một.
Tầng trệt là tầng đầu tiên của ngôi nhà, sát với mặt đất. Trong khi đó, tầng lửng (hay còn gọi là gác xép) là một công trình phụ của tầng trệt, được thiết kế giống như một tầng riêng biệt. Thông thường, khoảng cách giữa trần nhà đến mặt sàn của tầng lửng sẽ ngắn hơn khoảng cách từ trần nhà đến mặt sàn của tầng trệt.
Cả tầng trệt và tầng lửng đều được sử dụng để phục vụ không gian sinh hoạt cho gia đình. Ví dụ, nếu nhà ở có diện tích nhỏ, gia chủ có thể thiết kế tầng trệt làm chỗ để xe, còn tầng lửng có thể sử dụng để làm nhà kho, phòng khách, phòng ngủ, phòng đọc sách, phòng thờ…
Một số lưu ý khi thiết kế tầng trệt
Trong thiết kế nhà ở, tầng trệt luôn được ưu tiên thiết kế bởi đây là không gian đầu tiên trong ngôi nhà, thường được sử dụng phổ biến để làm phòng khách. Do đó, gia chủ cũng như kiến trúc sư rất chú trọng trong việc thiết kế tầng trệt.
Chiều cao của tầng trệt
Chiều cao của tầng trệt đóng vai trò rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến sự cân đối của tổng thể ngôi nhà, không gian sinh hoạt cũng như việc bài trí nội thất bên trong ngôi nhà. Theo các kiến trúc sư, chiều cao lý tưởng cho tầng trệt là 3,6 - 4,5m, tùy thuộc vào điều kiện của từng vùng và từng ngôi nhà.
Dưới đây là một số kích thước chiều cao tầng trệt bạn có thể tham khảo:
-
Chiều rộng của lộ giới < 3,5m thì chiều cao tối đa cho tầng trệt là 3,8m.
-
Chiều rộng của lộ giới 7 - 12m thì chiều cao tối đa cho tầng trệt là 5,8m.
-
Chiều rộng của lộ giới trên 20m thì chiều cao tối đa cho tầng trệt là 7m.
Chiều rộng của tầng trệt
Cũng giống như chiều cao, chiều rộng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với thiết kế tầng trệt bởi nó ảnh hưởng đến việc bày trí nội thất cũng như không gian sống của gia đình bạn. Chính vì vậy, gia chủ nên cân nhắc kỹ về mục đích sử dụng của không gian tầng trệt để các kiến trúc sư có thể đưa ra các phương án thiết kế phù hợp nhất.
Hy vọng những thông tin mà Alomuabannhadat cung cấp ở trên đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm về tầng trệt và phân biệt được tầng trệt/ tầng lửng. Nếu còn gì thắc mắc, bạn hãy chat trực tiếp với Alomuabannhadat ngay trên website để được hỗ trợ giải đáp nhé!
theo CafeLand