Dựa theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng tính đến cuối tháng 6/2019 đạt 7.33% so với đầu năm. Đây là mức tăng thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây.

Theo báo cáo chiến lược của chứng khoán Bảo Việt BVSC, việc tín dụng tăng thấp trong 2 quý vừa qua xuất phát từ 4 nguyên nhân chính, như sau:

Thứ nhất, định hướng giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng Nhà nước về mức 40% khiến một số Ngân hàng Thương mại chưa đáp ứng được tỷ lệ trên, từ đó khó mở rộng các khoản vay trung và dài hạn.

Thứ hai, định hướng kiểm soát tín dụng chặt chẽ hơn cho các lĩnh vực không ưu tiên như bất động sản và tiêu dùng.

Thứ ba, các ngân hàng thực hiện chuẩn Basel II sẽ phải cân nhắc rủi ro của các khoản vay nhằm đảm bảo hệ số CAR.

Thứ tư, nhiều ngân hàng được cấp quota tăng trưởng tín dụng ở mức không quá cao trong 6 tháng đầu năm.

Về cơ cấu, tín dụng được dồn nhiều về ngành công nghiệp chế biến, chế tạo – động lực của tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhận được nhiều ưu tiên do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi.

Tính đến cuối quý 2/2019, dư nợ cho vay ngành chăn nuôi lên đến 51 nghìn tỷ đồng, trong đó 1.2 nghìn tỷ đồng bị thiệt hại do bệnh dịch.

Về lãi suất, lãi suất huy động các kỳ hạn dài (trên 12 tháng) tại các ngân hàng thương mại vẫn ở mức cao, thậm chí tiếp tục tăng nhẹ trong quý 2/2019. So với cuối năm 2018, mặt bằng lãi suất huy động đã tăng khoảng 0.5%.

Dựa theo Dự thảo mới nhất của Ngân hàng Nhà nước, sẽ giảm dần tỷ lệ này theo lộ trình về mức 30% trong 2-3 năm nữa. Chứng khoán Bảo Việt BVSC cho rằng định hướng này sẽ buộc các Ngân hàng Thương mại tiếp tục thực hiện việc cơ cấu lại nguồn theo hướng duy trì lãi suất huy động trung và dài hạn ở mức cao.

Do lãi suất đầu vào không giảm, mặt bằng lãi suất cho vay đầu ra ở các lĩnh vực không ưu tiên như bất động sản, tiêu dùng sẽ khó có khả năng giảm trong thời gian tới.

  • Facebook
  • Chia sẻ
  • Google +

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Đọc thêm

Có nên mua bán, chuyển nhượng bất động sản trả chậm, trả dần
Những quy định về đấu giá bất động sản mới nhất
Điều kiện thành lập đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản
Các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Kinh nghiệm pháp lý liên quan đến hợp đồng thuê văn phòng
Pháp lý về quyền sở hữu và thực thi chuyển giao quyền sở hữu
Hợp đồng chuyển nhượng đất đai và quyền sử dụng đất đai
Thông tin quan trọng cần lưu ý về hợp đồng mua bán nhà đất
Những điều cần biết về hợp đồng thuê đất 2022
Lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất