Hà Nội "nhét" thêm một bến xe vào nội đô: Chuyên gia giao thông lo ngại ùn tắc

Chuyên gia cho rằng việc xây dựng thêm bến xe Yên Sở sẽ tăng áp lực lên đường vành đai 3, đi ngược nguyên tắc “bố trí bến xe khách ra ngoài vành đai 4”.

UBND TP Hà Nội gửi Thường trực Thành uỷ Hà Nội báo cáo về Đồ án quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe trung tâm đến năm 2030 và tầm nhìn 2050. Theo đó, các bến xe khách liên tỉnh được bố trí tại khu vực các trục đường hướng tâm giao với vành đai 4, từng bước thay thế toàn bộ các bến xe hiện có đang khai thác sử dụng nằm sâu trong khu vực nội đô (Giáp Bát, Gia Lâm, Mỹ Đình, Nước Ngầm).

Tuy nhiên, UBND TP Hà Nội lại quy hoạch và cấp phép đầu tư xây dựng Bến xe Yên Sở với diện tích khoảng 3,2ha (cạnh công viên Yên Sở, quận Hoàng Mai) có mặt tiền trên đường vành đai 3, cách Bến xe Nước Ngầm chỉ 1km. Điều này đang gây nên những ý kiến tranh cãi trong giới chuyên gia.

Ông Bùi Danh Liên - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho biết, ông hoan nghênh lãnh đạo Hà Nội đã rất quan tâm đến vấn đề quy hoạch giao thông vận tải, quan tâm đến sự đi lại của người dân, việc đưa các bến xe từ nội đô ra ngoại thành là một chủ trương khoa học vì với đặc thù giao thông, đường sá ở Hà Nội thì việc để các bến xe trong nội đô không thuận lợi cho người dân cũng như thành phố.

Ông Bùi Danh Liên - Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội

“Tôi ủng hộ chủ trương di dời các bến xe ra vành đai 4 tuy nhiên quy hoạch này lại sinh ra một hạt sạn khi cho lập thêm một bến xe mới trong nội đô. Bến xe Yên Sở này gần công viên Yên Sở, tôi lo ngại chỉ 1, 2 năm sau khi khu vực này phát triển, đô thị hóa lên thì bến xe này lại nằm trong khu dân cư. Hơn nữa đây là bến xe trung hạn nhưng lại được cấp phép hoạt động 50 năm là điều vô lý vì đến năm 2030 các bến xe phải di dời ra khỏi nội đô rồi” – ông Liên phân tích.

Cũng theo chuyên gia giao thông Bùi Danh Liên, một vấn đề nữa nảy sinh đó là vấn đề ùn tắc giao thông vì khu vực đó có cả bến Giáp Bát và Nước Ngầm, trên đường vành đai này mật độ giao thông đã rất cao giờ lại tập trung thêm bến xe vào đây thì việc giảm ùn tắc sẽ không có hiệu quả. Ông Liên cho rằng, cơ quan chức năng nên xem xét, điều chỉnh vấn đề này, không nên để bến xe khách trên đường vành đai 3 vì nó đi ngược lại các tiêu chí.

“Tuy nhiên, hiện việc xây dựng bến xe này đã được cấp phép thì tôi nghĩ rằng nên để nó là bến xe tải chứ không nên để làm bến xe khách. Thứ hai, khi các bến xe nằm trong quy hoạch ra khỏi nội đô thì cũng cần di dời cả bến xe Yên Sở này để đảm bảo công bằng, đồng thời đảm bảo sự đoàn kết giữa các doanh nghiệp vận tải” – ông Liên khẳng định.

Theo quyết định chủ trương đầu tư xây dựng bến xe Yên Sở, bến xe này sẽ kết hợp xe khách và xe tải. Công suất khai thác xe khách tuyến cố định 800 - 1.000 lượt xe/ngày, đêm (giai đoạn đầu khai thác 400 lượt xe/ngày, đêm); công suất xe tải khoảng 200 lượt xe/ngày, đêm.

theo CafeLand

  • Facebook
  • Chia sẻ

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Đọc thêm

Có nên mua bán, chuyển nhượng bất động sản trả chậm, trả dần
Những quy định về đấu giá bất động sản mới nhất
Điều kiện thành lập đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản
Các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Kinh nghiệm pháp lý liên quan đến hợp đồng thuê văn phòng
Pháp lý về quyền sở hữu và thực thi chuyển giao quyền sở hữu
Hợp đồng chuyển nhượng đất đai và quyền sử dụng đất đai
Thông tin quan trọng cần lưu ý về hợp đồng mua bán nhà đất
Những điều cần biết về hợp đồng thuê đất 2022
Lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất