Alomuabannhadat – Trần thạch cao với những ưu điểm về tính thẩm mỹ, giúp tiết kiệm chi phí, dễ dàng thi công đang được nhiều người ưu tiên lựa chọn để hoàn thiện trần nhà. Không chỉ sử dụng cho các không gian phòng khách, phòng ngủ, trần thạch cao phòng bếp cũng được nhiều người lắp đặt đồng bộ tạo điểm nhấn cho không gian sống.
Lợi ích trần thạch cao phòng bếp
Đặc thù phòng bếp là nơi ẩm, nóng và là không gian có khả năng xảy ra hỏa hoạn nhất trong nhà. Khi sử dụng trần thạch cao phòng bếp với khả năng chống thẩm ẩm, cách nhiệt tốt làm đẹp không gian bếp, tăng hiệu ứng thẩm mĩ chung cho ngôi nhà. Phòng bếp đa số được thiết kế liên thông hoặc liền kề với phòng khách, cho nên việc sử dụng trần thạch cao đồng bộ tạo điểm nhấn sẽ giúp không gian sinh hoạt thêm tiện nghi và bắt mắt hơn.
Ngoài ra, những loại trần thạch cao phòng bếp có tính năng chống cháy giúp phòng bếp trở nên an toàn.
Lưu ý khi sử dụng trần thạch cao phòng bếp
- Trần thạch cao luôn kỵ nước nên khi sử dụng bạn cần lưu ý giữ trần nhà luôn khô ráo, sạch sẽ. Bạn có thể sử dụng loại trần thạch cao có khả năng chống nước và chịu nước tốt để được bền lâu hơn.
- Khi xuất hiện các vết nứt nên xử lý dứt điểm, tránh làm vết nứt lan rộng làm mất thẩm mỹ trần phòng bếp.
- Về màu sắc, thiết kế trần thạch cao phòng bếp bạn có thể chọn thiết kế chung, hài hòa với trần thạch cao phòng khách. Tuy nhiên, nếu muốn làm điểm nhấn, bạn có thể lựa chọn mẫu mã khác nhưng lưu ý màu sắc nên nhẹ nhàng, sáng sủa tạo sự thoải mái cho không gian.
- Bếp cần một không gian thoáng đảng nên trần nhà làm càng cao càng tố không làm thấp sẽ có cảm giác chật chội, đối với những chung cư có tầng mái thấp thì nên chọn những thiết kế trần thạch cao chìm để tạo không gian cao và rộng rãi hơn.
Một số kiểu trần thạch cao phòng bếp phổ biến
Trần thạch cao phòng bếp có rất nhiều mẫu mã, hình dáng khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến có hai loại trần thạch cao chính là kiểu trần thạch cao nổi và trần thạch cao chìm.
Trần thạch cao phòng bếp nổi có khung nổi trên nền trần khi hoàn thiện sẽ nhìn thấy tấm trần được gác lên khung xương. Loại trần này thiết kế và thi công đơn giản, kết cấu dễ tháo lắp, sửa chữa, đồng thời biến đổi về cấu trúc bởi thời tiết, không cong vênh và thuận tiện cho lắp đặt các thiết bị, hệ thống thông gió nếu cần.
Tuy nhiên, kiểu mẫu này có các tấm thạch cao có kích thước cố định, phù hợp với toàn bộ không gian nên thay đổi thiết kế lại khá khó. Đặc biệt loại trần thạch cao phòng bếp nhỏ làm nổi sẽ bị xấu, không đảm bảo về thẩm mỹ nên chỉ thích hợp với phòng bếp ăn rộng.
Trần thạch cao phòng bếp chìm với đặc trưng là tạo ra các khung xương ẩn trong các tấm thạch cao giúp mang lại không gian trần thạch cao phòng bếp đơn giản gần như bê tông thông thường nhưng lại khá hiện đại và sang trọng.
Loại trần thạch cao chìm có 2 loại đó là trần phẳng và trần thạch cao giật cấp.
Trần thạch cao phẳng phòng bếp với ưu điểm nhất định như khi thi công sẽ rất đơn giản nhanh chóng và tiết kiệm, đồng thời nó sẽ tạo ra một không gian rộng và thoáng đãng cho ngôi nhà của bạn, rất phù hợp để thiết kế ở những không gian hẹp như căn hộ ở các khu chung cư.
Tuy nhiên nhược điểm của loại trần thạch cao phòng bếp này là hạn chế về mẫu mã và và dễ lộ nhiều khuyết điểm về thẩm mỹ, nếu thi công đóng trần bếp bằng thạch cao không khéo léo dễ mang đến cảm giác phòng bếp rất thô.
Trần thạch cao giật cấp phòng bếp có tính thẩm mỹ cao, mẫu mã và thiết kế da dạng, rất sang trọng phù hợp để trang trí ở những ngôi nhà có không gian rộng và thiết kế hiện đại.
Kiểu mẫu phổ biến của loại trần thạch cao phòng bếp giật cấp có hình ovan, tròn, các hình uốn lượn…
Tuy nhiên, mẫu mã này tốn kém chi phí lắp đặt và nếu như một bộ phận nào đó hư thì đồng nghĩa với việc phải thay mới toàn bộ chứ không thể hư cái nào thay cái đó như những loại trần thạch cao khác.
theo CafeLand