Alomuabannhadat - Gần 11 tỷ USD vốn FDI đăng ký vào Việt Nam; Hà Nội cần 17.000 tỉ đồng di dời trụ sở 13 bộ, ngành ra khỏi trung tâm; Hơn 4.000 tỉ đồng di dời dân trong Kinh thành Huế... là những thông tin nhà đất nổi bật trong 24h qua.
Hình minh họa
Gần 11 tỷ USD vốn FDI đăng ký vào Việt Nam
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài quý 1/2019 đạt 10,8 tỷ USD, tăng 86,2% so với cùng kỳ năm 2018. Theo đó, cả nước có 785 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới 3,82 tỷ USD.
Đồng thời, có 279 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm gần 1,3 tỷ USD. Cũng trong quý 1, cả nước có 1.653 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 5,68 tỷ USD...xem thêm
Hà Nội cần 17.000 tỉ đồng di dời trụ sở 13 bộ, ngành ra khỏi trung tâm
Viện quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) vừa đề xuất 3 phương án di chuyển bộ, ngành ra khỏi trung tâm thành phố Hà Nội, dự kiến nhu cầu tài chính từ 12.000 đến 17.000 tỉ đồng đối với mỗi phương án.
Cụ thể, phương án thứ nhất, 12 bộ ngành gồm: Kế hoạch và đầu tư, Công thương, Tư pháp, Xây dựng, Giao thông vận tải, Lao động - thương binh và xã hội, Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Văn hóa - thể thao và du lịch, Thông tin và truyền thông, Giáo dục và đào tạo, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam sẽ được chuyển về Tây Hồ Tây. Riêng Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đang xây dựng tại Mễ Trì Hạ...xem thêm
Hơn 4.000 tỉ đồng di dời dân trong Kinh thành Huế
Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế bao gồm 2 giai đoạn với tổng mức đầu tư tổng mức đầu tư 4.097 tỉ đồng.
Giai đoạn 1 (năm 2019-2021): Hoàn thành di dời, xây dựng khu tái định phạm vi di tích Kinh thành Huế, gồm tường thành, các eo bầu, hộ thành hào và tuyến phòng lộ (2.938 hộ) với kinh phí giải phóng mặt bằng 1.880 tỉ đồng, kinh phí xây dựng các khu tái định cư 946 tỉ đồng...xem thêm
Số phận những dự án của AIC hiện nay ra sao?
Có một sự trùng hợp tại các dự án của Công ty cổ phần bất động sản AIC (AIC). Cứ giao dự án nào cho công ty này làm là dự án ấy chìm vào “quên lãng”. Tại phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), một khu đất có diện tích hơn 4.000m2 đang trở thành nơi tập kết phế liệu, bán trà đá và “nuôi cỏ”.
Khu đất đó nằm ở vị trí đắc địa đối diện Công viên Hòa Bình, vốn được giao cho AIC thuê để xây dựng dự án hỗn hợp văn phòng kết hợp lưu trú, trung tâm thương mại, căn hộ cao cấp và bãi đỗ xe kinh doanh...xem thêm
theo CafeLand