Alomuabannhadat - Sự lao dốc của giá nhà ở Trung Quốc đã lan từ những thành phố lớn sang các thành phố nhỏ, khiến các nhà chức trách phải cố gắng áp một mức sàn cho các thị trường.
Thành phố Thành Đô ở phía tây nam Trung Quốc đã công bố các biện pháp thúc đẩy tài chính cho các công ty bất động sản cũng như người mua nhà vào cuối tháng 11. Đồng thời, chính quyền thành phố đang thúc giục các tổ chức tài chính tăng hạn mức cho vay và giải ngân các khoản vay một cách nhanh chóng. Các công ty bất động sản lớn sẽ được phép trả chậm hoặc nhận ưu đãi với mức lãi suất thấp hơn.
Thành phố Thành Đô chỉ là một ví dụ về cách các thành phố Trung Quốc đang chống chọi với sự suy thoái của thị trường nhà đất, đe dọa nghiêm trọng tới một trong những nguồn thu lớn của đất nước: bán đất để phát triển bất động sản. Sự rủi ro này diễn ra với cả các thành phố lớn lẫn các thành phố nhỏ.
Tháng trước, chính quyền thành phố Thiên Tân đã ra chỉ thị cho các công ty bất động sản hạn chế việc giảm giá bất động sản. Các bất động sản mới xây phải được bán với giá thấp hơn không dưới 15% so với giá ban đầu được báo cáo với chính quyền thành phố. Ngoài ra, các nhà chức trách phải nắm được thông tin trước khi có bất kỳ đợt giảm giá nào.
Trong khi đó, phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin, thủ phủ Nam Kinh của tỉnh Giang Tô, miền đông nước này đã ra lệnh cho các nhà phát triển giảm giá bán. Ít nhất 20 thành phố trên khắp Trung Quốc đã áp đặt mức giá sàn cho bất động sản kể từ mùa hè.
Giá nhà tại hầu hết thành phố Trung Quốc đều đã giảm, một phần do các yêu cầu vay thế chấp chặt chẽ hơn. 5 trong số 70 thành phố lớn của Trung Quốc đã chứng kiến giá căn hộ mới giảm trong tháng 5, theo dữ liệu của Cục Thống kê Quốc gia. Tháng 10, con số này đã tăng lên 52 thành phố, mức cao nhất kể từ năm 2015.
Thành Đô, Thiên Tân và Nam Kinh được coi là các thành phố "cấp một mới", xếp ngay dưới các thành phố lớn khác là Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến về quy mô và tầm quan trọng của nền kinh tế. Giá căn hộ trung bình tại các thành phố này bắt đầu giảm 0,1% vào tháng 10.
Những quy định vay thế chấp bị thắt chặt chỉ là một phần gây ra khó khăn cho thị trường bất động sản Trung Quốc. Quốc gia này đang tìm cách hạn chế việc vay nợ quá mức trong lĩnh vực bất động sản, vốn đã thu hút sự chú ý toàn cầu từ sự việc của ông lớn China Evergrande. Một số công ty bất động sản thiếu tiền mặt đã quyết định thanh toán bằng tài sản. Việc các công ty này ồ ạt bán tài sản khiến giá bất động sản giảm xuống.
Điều này khiến chính quyền địa phương lo ngại vì họ là những người bán quyền sử dụng đất cho các chủ đầu tư để họ xây nhà ở và các cơ sở thương mại. Giá căn hộ giảm cũng sẽ đẩy mức lãi suất giảm.
Một số thành phố hiện đang bán bớt đất, dự kiến sẽ thu hút nhu cầu lớn hơn. Bắc Kinh đã bán đấu giá các lô đất cách Quảng trường Thiên An Môn khoảng 20 phút lái xe và đang tiến hành đấu giá một lần nữa trong tháng này. Hàng Châu, thuộc tỉnh Chiết Giang, cũng đã cung cấp nhiều lô đất hơn ở trung tâm thành phố.
Sự lo lắng về bong bóng nhà đất sẽ làm tăng thêm rủi ro với nền tài chính trong nước. Trung Quốc đang tăng cường các hạn chế đối với bất động sản khi nước này mở cửa nền kinh tế trở lại sau đại dịch Covid-19. Dù vậy, một khi các nhà phát triển hàng đầu như Evergrande gặp khó khăn, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) và các cơ quan chức năng khác kêu gọi các ngân hàng không kìm hãm nguồn tài chính liên quan đến bất động sản.
Theo PBOC, các khoản thế chấp chưa thanh toán của Trung Quốc đã tăng thêm 348,1 tỷ nhân dân tệ (54,6 tỷ USD) trong tháng 10, nhiều hơn khoảng 100 tỷ nhân dân tệ so với Trung Quốc.
Tuy nhiên, chính phủ vẫn duy trì hạn ngạch đối với các khoản thế chấp và các khoản cho vay liên quan đến tài sản khác đã được đưa ra vào tháng Giêng. Một số ngân hàng đã đạt đến giới hạn và đang từ chối những hồ sơ mới.
theo CafeLand