Châu Á đối mặt với tình trạng khan hiếm nguồn cung bất động sản logisitcs

Alomuabannhadat - Thị trường bất động sản logistics tại châu Á vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi nhu cầu từ sự bùng nổ của thương mại điện tử tiếp tục tăng lên.

Theo JLL, khối lượng giao dịch của phân khúc logistics chiếm 20% khối lượng giao dịch bất động sản toàn cầu trong năm 2020. Con số này cao hơn mức 10% trong năm 2019.

Stuart Crow, giám đốc thị trường vốn của JLL tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho biết: “Chúng tôi đang thấy các nhà đầu tư mở rộng quy mô và hoạt động trong lĩnh vực logistics thông qua những giao dịch nền tảng. Đó là lý do khiến quy mô về các dịch vụ logistics ngày càng tăng”.

Tại nhiều quốc gia ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cơ cấu ngành đang dần có sự chuyển dịch. Ví dụ như Úc, nơi từng là thiên đường cho các nhà đầu tư lĩnh vực văn phòng và cho thuê, giờ đây đã ghi nhận doanh số từ phân khúc logsitics tăng mạnh.

Nền tảng cho việc gia tăng này là sự dịch chuyển từ hình thức bán lẻ truyền thống sang bán lẻ trực tuyến. Theo Statista, doanh số thương mại điện tử toàn cầu đã tăng 25% vào năm 2020 lên mức 2,43 nghìn tỷ USD. Dự kiến trong năm 2021, con số này sẽ còn tăng thêm 286 tỷ USD.

“Covid-19 đã nâng tầm quan trọng của lĩnh vực bất động sản logistics. Giờ đây, các công ty cần thêm rất nhiều kho bãi và phương tiện vận chuyển. Tuy nhiên, nguồn cung lại chưa thể đáp ứng được so với mức nhu cầu đang tăng cao”, Matthew Lee, người phụ trách mảng giải pháp cho lĩnh vực logistics của JLL tại Úc chia sẻ.

Sự thiếu hụt nguồn cung

Theo nghiên cứu từ JLL, nhu cầu về kho bãi tại châu Á tiếp tục tăng lên trong quý I/2021. Trong khi đó, nguồn cung lại đang rất hạn chế.

“Thông thường, các kho bãi hậu cần sẽ mất từ 6 đến 12 tháng để phát triển và đưa vào hoạt động. Vì vậy, trước sự gián đoạn mà đại dịch Covid-19 gây ra trong năm 2020, số lượng kho bãi hiện nay không đủ để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư”, Sam Butler, chuyên gia phân tích của JLL giải thích.

Tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, các chuyên gia của JLL dự đoán diện tích của phân khúc bất động sản logisitcs sẽ được nâng lên gần 100 triệu m2 trong năm nay, qua đó ghi nhận mức tăng 26% so với năm 2020. Quý IV/2020, tỷ lệ trống vẫn đang ở mức 11,4%. Trong khi đó, tại châu Âu, tỷ lệ trống công nghiệp ở mức thấp kỷ lục, dưới 5%. Tỷ lệ trống trung bình trên toàn cầu theo ghi nhận của JLL là 7,4%.

Ông Matthew Lee nói thêm: “Sự chuyển đổi của hình thức bán lẻ truyền thống sang bán lẻ trực tuyến chỉ là một phần. Bên cạnh đó, việc các công ty tăng cường gom hàng để giảm thiểu rủi ro trước sự tắc nghẽn của các chuỗi cung ứng đã dẫn đến tình trạng thiếu nhà kho và cửa hàng phân phối trầm trọng”.

Để điều chỉnh, các công ty cần phải suy nghĩ những chiến lược dài hạn hơn để tiến đến các hình thức hoạt động kinh doanh cho phù hợp với bối cảnh hiện nay.

“Chúng ta đang ở thời điểm mà các công ty buộc phải làm mọi thứ có thể bởi vì họ cần ký kết các hợp đồng. Tuy nhiên, với một số lĩnh vực, các yêu cầu cụ thể của họ sẽ khác nhau, đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, tiền bạc và công sức hơn”, ông Matthew Lee kết luận.

theo CafeLand

  • Facebook
  • Chia sẻ

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Đọc thêm

Có nên mua bán, chuyển nhượng bất động sản trả chậm, trả dần
Những quy định về đấu giá bất động sản mới nhất
Điều kiện thành lập đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản
Các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Kinh nghiệm pháp lý liên quan đến hợp đồng thuê văn phòng
Pháp lý về quyền sở hữu và thực thi chuyển giao quyền sở hữu
Hợp đồng chuyển nhượng đất đai và quyền sử dụng đất đai
Thông tin quan trọng cần lưu ý về hợp đồng mua bán nhà đất
Những điều cần biết về hợp đồng thuê đất 2022
Lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất