Đường nối chưa thông nhưng chủ đầu tư BOT cầu Thái Hà đã tiến hành thu phí khiến cho tình hình an ninh trật tự bất ổn.
Ngày 25/1/2019, TTXVN dẫn lời ông Nguyễn Đức Ý - Tổng Giám đốc Công ty BOT cầu Thái Hà, đề nghị Bộ GTVT có phương án hỗ trợ khi việc thu phí của đơn vị bị ảnh hưởng trên tuyến đường bộ nối tỉnh Thái Bình với Hà Nội tại ví trí cầu Thái Hà vượt sông Hồng.
Lý do ông Ý đưa ra vì tuyến đường bộ nối tỉnh Thái Bình với Hà Nam được thực hiện theo hình thức BOT và BT. Trong khi hình thức BOT đã được thự hiện xong, nhà đầu tư tổ chức thu phí tại trạm cầu Thái Hà nhưng phần hợp đồng BT vẫn chưa được bàn giao sử dụng.
Trạm BOT cầu Thái Hà tổ chức thu phí vào ngày 10/1/2019 nhưng phần BT vẫn chưa thi công xong dẫn đến vật liệu xây dựng đổ tràn lan khiến tình hình an ninh trật tự tại khu vực thu phí nên chỉ sau 1 ngày trạm BOT cầu Thái Hà phải dừng hoạt động.
BOT cầu Thái Hà dừng thu phí sau một ngày hoạt động
“Theo quy định của hợp đồng BOT, trường hợp tuyến kết nối phía Thái Bình và Hà Nam hoàn thành không đồng bộ với dự án dẫn tới không tiến hành thu phí hoàn vốn cho dự án.
Bộ GTVT có trách nhiệm báo cáo các cấp có thầm quyền để hỗ trợ nhà đầu tư phần doanh thu bị ảnh hưởng theo phương án tài chính của hợp đồng trong thời gian chưa thu phí nhưng không quá 24 tháng, sau thời gian trên các bên bàn bạc và thống nhất phương án dừng hợp đồng,” ông Ý nói.
Công ty BOT cầu Thái Hà đề nghị Bộ GTVT hỗ trợ nhà đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước đối với phàn doanh thu bị ảnh hưởng, theo phương án tài chính của hợp đồng và các khoản chi phí phát sinh ngoài hợp đồng BOT do dự án không có doanh thu thu phí như chi phí lãi vay, chi phí quản lý, chi phí bảo trì, chi phí vận hành, lợi nhuận vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư.
Vào tháng 11/2018, UBND tỉnh Thái Bình trình Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung vốn vào kế hoạch đầu tư công trụng hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016 - 2020 đối với tuyến đường nối Thái Bình với Hà Nam, dài 25,8km.
Cụ thể, trong văn bản, UBND tỉnh Thái Bình cho biết, tổng mức đầu tư điều chỉnh dự án là 4.281 tỷ đồng, Đến nay, tổng kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ đã bố trí dự án là 2.261 tỷ đồng, bằng 47,89% tổng mức đầu tư sau điều chỉnh, bằng 49,25% so với giá trị đề nghị quyết toán. Số vốn đã giải ngân, thành toán cho dự án là 2.261 tỷ đồng, số vốn còn thiếu so với giá trị đề nghị quyết toán là 2.329 tỷ đồng.
UBND tỉnh Thái Bình cho biết, theo quy định, phần giá trị hợp đồng đã thực hiện chưa được thanh toán vẫn được tính lãi như trong thời gian xây dựng.
Do đó, để giảm áp lực lãi vay của dự án, UBND tỉnh Thái Bình trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét, quyết định bổ sung danh mục và bổ sung vốn vào kế hoạch đầu tư công trụng hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2016 - 2020 đối với dự án với số vốn còn thiếu là 2.329 tỷ đồng.
theo CafeLand