Fitch điều chỉnh triển vọng của Việt Nam, Bộ Tài chính nói gì?

Alomuabannhadat - Một ngày sau khi Tổ chức Fitch Ratings (Fitch) vừa thông báo về việc giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam ở mức BB và điều chỉnh triển vọng sang ổn định, Bộ Tài chính đã lên tiếng.

Ảnh minh họa

Theo Bộ Tài chính, cơ sở Fitch điều chỉnh triển vọng tín nhiệm từ Tích cực sang Ổn định phản ánh đánh giá của tổ chức này về tác động ngày càng lan rộng của đại dịch Covid-19 tới nền kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng tiêu cực đến điều kiện tín dụng trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam, thông qua các kênh xuất khẩu, du lịch và sự giảm sút của tổng cầu.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường như hiện nay, Bộ Tài chính nhận định việc Fitch xác nhận giữ nguyên bậc tín nhiệm quốc gia ở mức BB phản ánh nhận định các điểm sáng về tín dụng của Việt Nam vẫn không bị ảnh hưởng.

Trong đó bao gồm tiềm năng phát triển vững chắc trong trung hạn, môi trường kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định; gánh nặng nợ Chính phủ được kiểm soát ở mức thấp và khả năng tiếp cận nguồn tài chính đối ngoại thuận lợi hơn so với các quốc gia cùng nhóm xếp hạng.

Tổ chức này cũng đánh giá cao việc Việt Nam đã tận dụng điều kiện kinh tế thuận lợi trong những năm qua để củng cố tình hình tài khóa và tích lũy dự trữ ngoại hối, góp phần tăng mức đệm dự phòng trước những rủi ro vĩ mô.

“Fitch cũng dự báo đà tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ quay trở lại vào năm 2021, với mức tăng trưởng dự kiến là 7,3% do nhu cầu trong nước và nước ngoài dần hồi phục theo xu hướng toàn cầu và khu vực”, Bộ cho biết.

Bộ Tài chính cùng các cơ quan liên quan đã và đang phối hợp, cập nhật thông tin cho Fitch về tình hình kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh tiếp diễn. Qua đó, Cơ quan này tin rằng Fitch cũng như các tổ chức xếp hạng tín nhiệm khác sẽ có thông tin đầy đủ để đưa ra nhìn nhận đúng đắn, tích cực về hồ sơ tín dụng của Việt Nam trong tương lai.

Hôm qua (8/4), Hãng xếp Fitch dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay sẽ chậm lãi rõ rệt, ở mức 3,3%, thấp hơn nhiều so với 7% của năm 2019.

Nguyên nhân trực tiếp khiến tăng trưởng chậm lại chính là dịch Covid-19 ảnh hưởng tới các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam.

Theo dự báo của hãng xếp hạng này, nền kinh tế trong nước sẽ có năm tăng trưởng chậm nhất kể từ những năm 80 của thế kỷ trước.

Tuy nhiên, cơ quan này cũng dự báo kinh tế sẽ hồi phục năm tới, với GDP dự báo tăng 7,3% khi nhu cầu trong và ngoài nước hồi phục. Xuất khẩu và du lịch có thể trở lại và FDI vào ngành sản xuất cũng đi lên, hỗ trợ triển vọng kinh tế trong trung hạn.

theo CafeLand

  • Facebook
  • Chia sẻ

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Đọc thêm

Có nên mua bán, chuyển nhượng bất động sản trả chậm, trả dần
Những quy định về đấu giá bất động sản mới nhất
Điều kiện thành lập đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản
Các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Kinh nghiệm pháp lý liên quan đến hợp đồng thuê văn phòng
Pháp lý về quyền sở hữu và thực thi chuyển giao quyền sở hữu
Hợp đồng chuyển nhượng đất đai và quyền sử dụng đất đai
Thông tin quan trọng cần lưu ý về hợp đồng mua bán nhà đất
Những điều cần biết về hợp đồng thuê đất 2022
Lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất