Hà Nội: Nhiều bãi tập kết vật liệu không phép ven sông

Sông Hồng là khu vực có nhiều bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng nhất, với tổng số 132 bãi, tiếp đến là sông Đuống, sông Cà Lồ, sông Vân Cốc

Theo thống kê của ngành chức năng thành phố Hà Nội, hiện trên địa bàn thành phố có trên 200 bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng, trong đó có 153 bãi hoạt động không phép. Thực trạng quá nhiều bãi tập kết vật liệu xây dựng “ngoài vòng quản lý”, tập kết ven sông đang làm cho nhiều tuyến đê bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Một bãi tập kết vật liệu xây dựng ven sông Hồng.

Theo đó, sông Hồng là khu vực có nhiều bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng nhất, với tổng số 132 bãi, tiếp đến là tại sông Đuống, sông Cà Lồ, sông Vân Cốc. Phần lớn các bãi tập kết này đều hoạt động không phép. Ngoài các điểm tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng trên các tuyến sông chính như sông Hồng, sông Cà Lồ thì trên tuyến đê tả Đáy cũng tồn tại nhiều điểm tập kết nhỏ lẻ.

Song cùng các bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng tràn lan là tình trạng khai thác cát trên các tuyến sông. Thống kê cho thấy, từ đầu năm đến nay, ngành chức năng thành phố Hà Nội đã phát hiện hàng chục vụ khai thác trái phép. Trong đó, chủ yếu xảy ra trên tuyến sông Hồng qua địa bàn các quận, huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Long Biên, Thường Tín.

Ông Lê Hải Quang, Chủ tịch UBND phường Trần Phú, quận Hoàng Mai cho biết: “Trên địa bàn phường có hơn 1km là sông Hồng, thỉnh thoảng vẫn có hiện tượng khai thác cát hút cát của các tàu chạy trên sông. Chúng tôi phải thường xuyên phối hợp với thanh tra đường thủy, đơn vị quản lý đoạn sông thực hiện đẩy đuổi, phát hiện, kiểm tra xử lý nên không còn tình trạng hoạt động thường xuyên như trước”.

Khai thác cát, tập kết vật liệu xây dựng trái phép ven sông với những núi cát khổng lồ đã ảnh hưởng lớn đến an toàn đê điều, tiềm ẩn nguy cơ sạt lở, thay đổi dòng chảy, tác động tiêu cực đến khả năng phòng, chống lũ trên các tuyến sông. Cùng với đó là tình trạng xe quá tải thiếu kiểm soát đã làm nhiều tuyến đê trên địa bàn Hà Nội thường xuyên bị “cày xới”. Điều đáng chú ý là thực tế này đã tồn tại từ lâu, các ban ngành chức năng thành phố cũng nhiều lần vào cuộc, nhưng kết quả lại rất khiêm tốn, có nơi mức độ vi phạm còn nghiêm trọng hơn.

Ông Trần Văn Luân, xã Vạn Điểm, huyện Thường Tín bức xúc: “Cá nhân tôi thấy xe trọng tải lớn chạy trên thân đê nhiều mà không thấy ai ra can ngăn cả”./.

theo CafeLand

  • Facebook
  • Chia sẻ

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Đọc thêm

Có nên mua bán, chuyển nhượng bất động sản trả chậm, trả dần
Những quy định về đấu giá bất động sản mới nhất
Điều kiện thành lập đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản
Các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Kinh nghiệm pháp lý liên quan đến hợp đồng thuê văn phòng
Pháp lý về quyền sở hữu và thực thi chuyển giao quyền sở hữu
Hợp đồng chuyển nhượng đất đai và quyền sử dụng đất đai
Thông tin quan trọng cần lưu ý về hợp đồng mua bán nhà đất
Những điều cần biết về hợp đồng thuê đất 2022
Lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất