Hạ tầng “nâng bước” bất động sản vùng ven

Alomuabannhadat - Các công trình giao thông quan trọng tại Hà Nội và TPHCM đang được đẩy nhanh, khi hoàn thành sẽ giúp bất động sản vùng ven, đô thị vệ tinh phát triển.

Từ Hà Nội

Trong năm 2020, một số công trình giao thông trọng điểm ở khu vực nội thành thủ đô Hà Nội dự kiến sẽ hoàn thành. Trong số đó có thể kể đến dự án mở rộng đường vành đai 3 đoạn Mai Dịch - Cầu Thăng Long, dự án cầu cạn trên cao đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long, dự án cầu vượt nút giao giữa đường Hoàng Quốc Việt - Nguyễn Văn Huyên…

Dự án mở rộng đường vành đai 3 đoạn Mai Dịch - Cầu Thăng Long được khởi công xây dựng từ năm 2016. Dự án thuộc danh mục công trình trọng điểm giai đoạn 2016 - 2020 và là tuyến giao thông huyết mạch kết nối nội thành đến sân bay quốc tế Nội Bài và các khu công nghiệp lớn của Hà Nội. Lãnh đạo thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị thi công khẩn trương thi công hoàn thiện trong tháng 9 tới.

Dự án cầu cạn trên cao đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long được xây dựng từ năm 2018. Dự án thuộc tuyến đường vành đai 3 của thành phố, có quy mô 4 làn xe với tốc độ thiết kế đạt 100km/giờ.

Đây là dự án giao thông quan trọng giúp giải quyết tình trạng ùn tắc trên tuyến đường Phạm Văn Đồng, Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế... khi hoàn thành sẽ giúp kết nối giao thông nhanh chóng với sân bay quốc tế Nội Bài.

Theo kế hoạch, dự án cầu cạn trên cao đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long sẽ hoàn thành vào tháng 10 năm nay.

 Phối cảnh cầu Tứ Liên

Phối cảnh cầu Tứ Liên

Cuối tháng 7 vừa qua, UBND thành phố Hà Nội cũng đã phê duyệt phương án thiết kế kiến trúc cầu Tứ Liên. Dự án do Sun Group và Công ty TNHH quốc tế T.Y.Lin Việt Nam nghiên cứu, với điểm đầu giao với đường Nghi Tàm và điểm cuối qua nút giao Quốc lộ 5 kéo dài. Tổng chiều dài cầu Tứ Liên theo tuyến thẳng khoảng 4,84km.

Khi hoàn thành, cầu Tứ Liên sẽ tạo nên trục phát triển mới kết nối trung tâm thành phố Hà Nội và khu vực Đông Anh, sẽ là cú hích mới đối với sự phát triển hạ tầng đô thị, bất động sản khu vực Tây Hồ - Đông Anh, động lực cho sự phát triển hạ tầng đô thị phía bắc Hà Nội.

…đến TPHCM

UBND TPHCM mới đây đã có văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành về tình hình triển khai các dự án giao thông trọng điểm của thành phố. Thành phố đã giao Sở Giao thông Vận tải rà soát và nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư dự án, xây dựng kế hoạch và các giải pháp cụ thể nhằm cơ bản chấm dứt tình trạng các dự án chậm triển khai.

Trước đó, cuối tháng 7, UBND TPHCM đã chấp thuận chủ trương gia hạn thời gian hoàn thành dự án cầu Thủ Thiêm 2 đến ngày 9/9/2021. Hiện nay, các đơn vị thi công đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ để đảm bảo hoàn thành dự án, hợp long cầu chính vào tháng 9 và dự kiến thông xe kỹ thuật vào cuối năm nay.

Dự án cầu Thủ Thiêm 2 sẽ kết nối trung tâm quận 1 với khu đô thị mới Thủ Thiêm, giúp giảm tình trạng ùn tắc giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

 Cầu Thủ Thiêm 2

Cầu Thủ Thiêm 2

Dự kiến đến cuối tháng 8-2020, dự án Metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) sẽ hoàn thành thủ tục và chi trả bồi thường đạt 90% trường hợp và bàn giao mặt bằng đạt 70% trường hợp. Phó Chủ tịch UBND TPHCM cũng đã có ý kiến chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung triển khai bồi thường, hỗ trợ tái định cư dự án. Tuyến Metro số 2 cùng với tuyến Metro số 1 chuẩn bị đưa vào khai thác sẽ tạo trục xương sống cho hệ thống đường sắt đô thị tại TPHCM.

Ngày 15/7/2020, hầm N2 thuộc dự án hầm chui An Sương bắt đầu cho ô tô chạy từ hướng quốc lộ 22 qua tuyến đường Trường Chinh. Hầm chui An Sương được khởi công năm 2017, có tổng chiều dài khoảng 830m. Hầm chui là một trong những dự án trọng điểm của TPHCM nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc trong khung giờ cao điểm.

Trong thời gian tới, Ban quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM sẽ trình 8 dự án giao thông quan trọng để HĐND TPHCM xem xét thông qua chủ trương đầu tư. Trong số 8 dự án đó có tuyến cao tốc TPHCM – Mộc Bài dài 55km với quy mô 4 đến 6 làn xe, dự án cầu Nguyễn Khoái kết nối quận 4 và quận 7 của thành phố.

Bất động sản kỳ vọng

Thủ đô Hà Nội và TPHCM là 2 đô thị lớn tại Việt Nam. Việc đẩy mạnh các công trình giao thông tại hai đô thị này sẽ tạo nền tảng vững chắc cho bất động sản nơi đây phát triển sau những ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19.

Hà Nội và TPHCM cũng là hai thị trường bất động sản trọng điểm của cả nước, phản ánh một phần quan trọng tình hình phát triển chung của bất động sản Việt Nam. Hạ tầng giao thông phát triển, bất động sản tại hai thị trường trọng điểm trên cũng phát triển theo.

Mục tiêu chính của các công trình giao thông trọng điểm là giải quyết ách tắc giao thông trong khu vực nội thành, kết nối trung tâm thành phố với vùng ven và các đô thị vệ tinh, thúc đẩy kinh tế - xã hội. Do vậy, khi các dự án công trình giao thông này hoàn thành sẽ tạo điều kiện cho bất động sản vùng ven và đô thị vệ tinh phát triển.

Trong thời gian tới, khi các công trình giao thông trọng điểm đi vào hoạt động, nhà đầu tư hoàn toàn có thể kỳ vọng một viễn cảnh tương lai tốt đẹp hơn tại hai thị trường trọng điểm Hà Nội và TPHCM.

theo CafeLand

  • Facebook
  • Chia sẻ

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Đọc thêm

Có nên mua bán, chuyển nhượng bất động sản trả chậm, trả dần
Những quy định về đấu giá bất động sản mới nhất
Điều kiện thành lập đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản
Các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Kinh nghiệm pháp lý liên quan đến hợp đồng thuê văn phòng
Pháp lý về quyền sở hữu và thực thi chuyển giao quyền sở hữu
Hợp đồng chuyển nhượng đất đai và quyền sử dụng đất đai
Thông tin quan trọng cần lưu ý về hợp đồng mua bán nhà đất
Những điều cần biết về hợp đồng thuê đất 2022
Lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất