Indonesia sắp phải gỡ bỏ thuế tự vệ cho tôn lạnh Việt?

Alomuabannhadat – Sau 3 năm điều tra, WTO vừa có phán quyết cuối cùng về biện pháp tự vệ của Indonesia với tôn lạnh Việt Nam.

Theo đó, sau 3 năm điều tra, vào tháng 8/2018 Cơ quan giải quyết tranh chấp WTO (DSB) đã đưa ra kết luận biện pháp Indonesia đã áp dụng không phải là biện pháp tự vệ theo Hiệp định tự vệ của WTO và không phù hợp với quy định tại điều I.1 Hiệp định thuế quan và thương mại.

Ngày 21/11/2018, các bên liên quan trong vụ việc đã thông báo DSB về việc đạt được thỏa thuận, theo đó Indonesia phải hoàn thành việc thực thi phán quyết trong vụ việc chậm nhất là ngày 27/3/2019.

Cục Phòng vệ thương mại cho biết, đây có thể xem là thắng lợi tích cực, có ý nghĩa quan trọng, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam giảm thiểu khó khăn trước các biện pháp phòng vệ thương mại do nước ngoài điều tra, áp dụng.

Trước đó, ngày 22/7/2014, Indonesia đã áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu đối với sản phẩm sắt hoặc thép không hợp kim cán phẳng với chiều rộng từ 600mm trở lên, được dát, phủ, hoặc mạ hợp kim nhôm kẽm, chứa hàm lượng các-bon 0,6%, với độ dày đến 0,7mm (tôn lạnh).

Trong vụ việc này, hàng hóa xuất khẩu có liên quan của Việt Nam bị ảnh hưởng đáng kể do lượng xuất khẩu từ Việt Nam chiếm tỷ trên 60% lượng nhập khẩu của Indonesia.

Ngày 01/6/2015, Việt Nam đã chính thức khởi kiện biện pháp tự vệ nói trên của Indonesia.

theo CafeLand

  • Facebook
  • Chia sẻ

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Đọc thêm

Có nên mua bán, chuyển nhượng bất động sản trả chậm, trả dần
Những quy định về đấu giá bất động sản mới nhất
Điều kiện thành lập đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản
Các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Kinh nghiệm pháp lý liên quan đến hợp đồng thuê văn phòng
Pháp lý về quyền sở hữu và thực thi chuyển giao quyền sở hữu
Hợp đồng chuyển nhượng đất đai và quyền sử dụng đất đai
Thông tin quan trọng cần lưu ý về hợp đồng mua bán nhà đất
Những điều cần biết về hợp đồng thuê đất 2022
Lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất