Alomuabannhadat - Một mô hình Vườn Ao Chuồng viết tắt là VAC đã được ứng dụng thành công tại đô thị mới phía Bắc Hà Nội.
Việt Nam hiện nay, người ta có xu hướng tạo ra điểm nhấn trong ngôi nhà của chính họ, bao gồm cả việc đặt ao cá nhỏ hoặc hồ cá Koi với mức đầu tư cao hơn. Ngoài ra tình trạng ô nhiễm rau trong thành phố cũng khiến con người mong muốn có một vườn rau tươi trồng ngay tại nhà, tuy nhiên chủ yếu là tự phát, không có kế hoạch nên dẫn đến thiếu thẩm mỹ về kiến trúc. Cụ thể là những hộp xốp thực vật được đặt trong một không gian hẹp trong nhà, hoặc trong khu vực vườn của ban công và sân thượng.
Mục đích triển khai ý tưởng VAC không chỉ là tạo ra việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên mà còn thử nghiệm sử dụng các loại thực vật và động vật khác nhau trong môi trường đô thị.
Đặc điểm cốt lõi thiết kế của VAC:
Là hệ thống thủy canh, Aquaponics sử dụng nước tuần hoàn từ ao cá để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Vi khuẩn Nitrite sẽ thải ra và chuyển từ bể cá sang cây trồng, hệ thống này được thiết kế với mục đích bảo tồn năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo (bằng cách truyền năng lượng mặt trời) và giảm số lượng máy bơm bằng cách để nước chảy xuống một cách tự nhiên nhất có thể. Bên cạnh đó, điện cho hệ thống chiếu sáng và máy bơm được cung cấp từ các tấm pin mặt trời trên mái nhà.
Ngôn ngữ cấu trúc:
Mô hình VAC bắt nguồn từ việc sử dụng khung gỗ, cấu trúc này hoạt động như một tổ chức không gian, phân chia thành các khu vực chức năng khác nhau. Mô hình VAC cũng hướng đến một không gian thư viện mở cho trẻ em, trẻ em trong khu vực và những nơi khác có thể đến đây để chơi cùng nhau, đọc sách và tìm hiểu về mô hình sinh thái này 1 cách trực quan. Những đứa trẻ sẽ biết rằng cá Koi không chỉ là vật nuôi để xem mà còn hiểu được rằng chất thải của chúng sẽ chuyển lên các bồn rau, quy trình cung cấp nước ban đầu và sau khi lọc sạch tiếp tục quay trở lại bể nước ra sao. Những con gà được nuôi trong chuồng bên cạnh lấy trứng phục vụ cho bữa ăn thì phân của chúng còn được dùng đế làm vườn.
theo CafeLand