Mckinsey: Nổi lên từ đại dịch, Việt Nam cần khẳng định vị trí của mình để phục hồi nền kinh tế

Alomuabannhadat - McKinsey, công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tư vấn quản lý và chiến lược kinh doanh, vừa có bài viết đánh giá chung về nền kinh tế Việt Nam sau đại dịch Covid-19.

Theo McKinsey, nền kinh tế nội địa của Việt Nam đang dần tăng trưởng trở lại, trong khi nền kinh tế toàn cầu đang bị chững lại.

Hai tháng kể từ ca lây nhiễm đầu tiên của Việt Nam được phát hiện, Việt Nam gần đây được ca ngợi là 1 trong số 11 quốc gia có nền kinh tế mới nổi, và là 1 trong số quốc gia mở cửa trở lại để phục hồi nền kinh tế trong nước.

Mặc dù đang phải đối mặt với mối đe dọa tái phát dịch bệnh, song chính phủ  hiện đang chuyển sang nỗ lực tái thiết nền kinh tế bị thiệt hai do đại dịch. Việt Nam tái thiết nền kinh tế tốt hơn nhiều quốc gia. Tăng trưởng GDP trong quý đầu tiên ở mức thấp nhất kể từ năm 2010, tuy nhiên nó vẫn là một con số khả quan ở mức 3,8%. Xuất khẩu và du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng, do đó tiêu dùng nội địa được coi là đã, đang và sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nắm giữ nền kinh tế.

Việc duy trì các hoạt động kinh tế trong năm 2020 chủ yếu là nhờ chi tiêu cho các nhu yếu phẩm.

Được chú ý bởi sự tăng nhanh của tầng lớp trung lưu và thu nhập khả dụng tăng cao, chi tiêu trong nước từ lâu đã trở thành động lực tăng trưởng chính của Việt Nam, chiếm 68% GDP. Mặc dù chịu áp lực do nhu cầu giảm, hai phần ba người Việt Nam được khảo sát vào tháng 4 năm 2020 cho biết thu nhập của họ đã bị cắt giảm bởi COVID-19, và 55% cho biết họ đã phải cắt giảm chi tiêu sinh hoạt.

Việt Nam đình chỉ các hoạt động không cần thiết trong vòng 22 ngày, ngắn hơn đáng kể so với nhiều quốc gia khác, điều này làm giảm nhu cầu tiêu dùng. Gói kích thích trị giá 27 nghìn tỷ đồng được đưa ra vào tháng 3, nhắm vào các hộ gia đình và các doanh nghiệp nhỏ cũng giúp kích cầu tiêu dùng.

Vẫn còn phải xem tiêu dùng trong nước có thể giữ cho nền kinh tế tăng trưởng bao lâu trong trường hợp không có sự quay trở lại tăng trưởng trong các lĩnh vực quan trọng khác của nền kinh tế, tuy nhiên nếu xem xét kỹ hơn về đặc điểm chi tiêu của Việt Nam, chúng ta có thể tin tưởng vào một sự phát triển khả quan trong tương lai.

Lý do chính cho sự lạc quan này nằm ở chi tiêu cho các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu, chiếm 42% GDP quốc gia, so với chỉ 26% cho chi tiêu tùy ý. Cắt giảm chi tiêu chủ yếu được là sự cắt giảm chi tiêu tùy ý (Phụ lục 1), do đó, nền kinh tế của quốc gia có thể bị khuyết đi một phần đáng kể.

Việt Nam vẫn sẽ dựa vào nền kinh tế thế giới để lấy lại quỹ đạo tăng trưởng đầy hứa hẹn.

Chỉ riêng tiêu dùng trong nước sẽ không thể nào đưa kinh tế Việt Nam trở lại quỹ đạo tăng trưởng trước COVID-19. Do đó, triển vọng ngắn hạn của nó gắn chặt với khả năng khởi động lại nền kinh tế toàn cầu, và phần còn lại của mức tiêu thụ thế giới sẽ quay trở lại. Hầu hết các cơ quan quốc tế dự báo rằng kinh tế Việt Nam sẽ bắt đầu phát triển trở lại vào cuối năm nay và sẽ tăng tốc trong năm tới.

Còn với Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế đều đưa ra dự báo vào cuối quý đầu tiên dự đoán tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ đạt mức 6,8 đến 7,0 phần trăm vào năm 2021.

Một sự phục hồi trong du lịch quốc tế và xuất khẩu sản xuất thâm dụng lao động sẽ đóng vai trò then chốt cho sự tăng trưởng này. Do tính chất không thể đoán trước của COVID-19, rất khó để phân tích sự phục hồi du lịch sẽ diễn ra như thế nào, nhưng có khả năng ngành công nghiệp sẽ khởi động lại đầu tiên trong khu vực ASEAN khi biên giới mở cửa trở lại. Tình hình dịch bệnh ở Việt Nam đã được kiểm soát tương đối tốt, đây là cơ hội để tiếp nhận một lượng lớn khách du lịch quốc tế trên cơ sở tuân thủ các biện pháp phòng ngừa ngăn chặn sự tái phát của vi-rút.

Nhưng ngay cả sự phục hồi mạnh mẽ trong du lịch nội khối ASEAN cũng sẽ không ngăn được số lượng khách du lịch quốc tế trượt 50 đến 70% trong năm nay. Sự sụt giảm này rõ ràng sẽ có tác động đáng kể đến lĩnh vực đã chứng kiến sự đóng cửa của hàng nghìn công ty kinh doanh du lịch lữ hành.

Tuy nhiên, ngoài việc quảng bá đất nước là một nơi an toàn và thú vị để ghé thăm, có rất ít điều mà Việt Nam có thể làm cho đến khi nhiều quốc gia mở cửa trở lại và nới lỏng các hạn chế du lịch của chính họ. Mặc dù một số quốc gia có thể quảng bá du lịch nội địa để thay thế một phần thu nhập quốc tế đã mất, với GDP bình quân đầu người chỉ gấp ba lần 900 đô la- chi phí mà một du khách nước ngoài thông thường chi tiêu cho mỗi chuyến đi, sẽ rất khó để thu hẹp khoảng cách này nếu Việt Nam chỉ dựa vào khả năng chi tiêu nội địa. Việt Nam có thể sẽ phải kích thích du lịch từ các thị trường Châu Á lân cận như Trung Quốc khi biến giới mở cửa trở lại. 

Năm 2021, triển vọng tích cực cho các nhà sản xuất khi nhu cầu trở lại

Sản xuất là một ngành quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, dẫn đầu Việt Nam đạt được một trong những tỷ lệ thương mại trên GDP cao nhất ở Đông Nam Á (Phụ lục 2). COVID-19 đã làm gián đoạn nguồn cung, khi Trung Quốc rơi vào tình trạng bị khóa, và sau đó do nhu cầu giảm mạnh khi các thị trường xuất khẩu chính bị đình trệ. Với sự sụt giảm xuất khẩu và triển vọng phục hồi ngắn hạn dường như không chắc chắn đã khiến các công ty bắt đầu gác lại các khoản đầu tư theo kế hoạch, góp phần giảm 21% các cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ba tháng đầu năm.

Nhưng có một số điểm sáng đáng khích lệ. Có thể thấy rõ tầm quan trọng của ngành sản xuất đối với nền kinh tế nói chung của Việt Nam, và vì vậy các bước quan trọng đã được thực hiện để duy trì hoạt động mặc dù bị bị gián đoạn ở các nước khác. Ví dụ, các kỹ sư từ hai nhà sản xuất điện tử quốc tế lớn đã được phép vào Việt Nam vào đầu năm nay để đảm bảo các nhà máy của họ tiếp tục hoạt động hết công suất. Chính phủ cũng hợp tác với các doanh nghiệp địa phương để tăng cường sản xuất thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) cho các công nhân thiết yếu, giúp họ có thể tiếp cận thị trường toàn cầu.

Khi các nhà sản xuất trên toàn cầu bắt đầu nhìn nhận lại về các chiến lược chuỗi cung ứng của họ, Việt Nam vẫn ở vị thế được đánh giá cao. Việt Nam từ lâu đã là một điểm đến hấp dẫn: thị phần xuất khẩu sản xuất thâm dụng lao động từ các thị trường mới nổi tăng 2,2% trong giai đoạn 2014-2017 (Phụ lục 3).

Tiểu ngành bên ngoài của nó có thể phát triển, đặc biệt là nếu các công ty nỗ lực nhiều hơn để đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sau đại dịch. Một cuộc khảo sát của McKinsey về các giám đốc điều hành tìm nguồn cung ứng thời trang được công bố vào tháng 5 ủng hộ quan điểm này, với 24% số người được hỏi cho biết họ hy vọng sẽ thấy sự gia tăng sản xuất tại Việt Nam hơn bất kỳ địa điểm nào khác ở châu Á.

 Năm nay chắc chắn sẽ tiếp tục là một năm thách thức, nhưng Việt Nam có thể kỳ vọng đến sự tăng trưởng mạnh mẽ của những năm gần đây sẽ quay trở lại vào năm tới, và có thể khẳng định vị thế quốc gia ngay khi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu phục hồi. Duy trì đà phát triển này để trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình sẽ cần nhiều khoản đầu tư dài hạn vào các công nghệ thông minh của Công nghiệp 4.0 và phát triển cơ sở hạ tầng.

 Nếu có thể tiếp tục giữ kỷ lục trong việc khống chế sự lây lan của virus COVID-19 trong cộng đồng như hiện tại, đồng thời tạo ra sự thay đổi cấu trúc phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng trong thập kỷ tới, thì Việt Nam không chỉ có thể lấy lại vị thế kinh tế trước COVID-19 mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mới .

theo CafeLand

  • Facebook
  • Chia sẻ

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Đọc thêm

Có nên mua bán, chuyển nhượng bất động sản trả chậm, trả dần
Những quy định về đấu giá bất động sản mới nhất
Điều kiện thành lập đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản
Các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Kinh nghiệm pháp lý liên quan đến hợp đồng thuê văn phòng
Pháp lý về quyền sở hữu và thực thi chuyển giao quyền sở hữu
Hợp đồng chuyển nhượng đất đai và quyền sử dụng đất đai
Thông tin quan trọng cần lưu ý về hợp đồng mua bán nhà đất
Những điều cần biết về hợp đồng thuê đất 2022
Lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất