Alomuabannhadat - Ngôi trường có tổng diện tích được đóng góp và tài trợ để thực hiện từ các tổ chức thiện nguyện tại xã Tú Nang, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
Ý tưởng về một trạm kết nối - kiến trúc không chỉ đơn thuần trong phạm vi ứng dụng chức năng, thẩm mỹ bền vững mà kiến trúc còn phải tạo ra một bầu không khí hứng khởi cho người sử dụng.
Công việc kiến tạo kiến trúc trở nên gặp nhiều thử thách hơn bao giờ hết và ẩn chứa nhiều bất trắc trong suốt quá trình dài khi thi công để tạo nên ý nghĩa cho một công trình, đặc biệt là với công trình dành cho cộng đồng với ngân sách hạn chế và điều kiện để thi công thực tế cũng khó khăn.
Việc phác thảo chức năng cho ngôi trường đến từ rất sớm. Thông qua việc tách cụm các phòng học và cụm phòng dành cho giáo viên lưu trú và phụ trợ thông qua một sân chơi chung, để có thể trở thành 1 sân trung tâm.
Phần sân trung tâm này thực chất là một sân mở đa chức năng bên dưới mái hiên râm mát, nơi trẻ em chơi đùa với nhau.
Khi đi vào sử dụng, phần sân hiên này còn là nơi để anh chị của trẻ học ở ngôi trường bên cạnh, sẽ đứng đợi để cùng về nhà, ngoài ra còn là nơi để làm lớp học ngoài giờ, nơi tổ chức lễ hội tại địa phương diễn ra suốt cả năm.
Chính vì vậy, công trình được hình ảnh và ý tưởng về trạm kết nối dự án trường học công cho trẻ em ở 3 bản làng tại Tú Nang – Yên Châu có vai trò như là một gợi ý mở cho các dự án cộng đồng từ các tổ chức đóng góp hảo tâm và quỹ từ thiện và phi lợi nhuận.
Hình dáng mềm mại của hệ mái tạo ra vùng bóng mát di chuyển sinh động xuyên suốt từ diện tường xuống sàn khi ánh nắng mặt trời thay đổi trong ngày.
Tạo nên hình ảnh động cho kiến trúc gắn với khung cảnh thiên nhiên, nơi núi đồi trải dài vô tận, nơi hòa quyện giữa đám mây và sương khói trong những chiều phủ quanh cao nguyên.
Giải pháp kiến trúc của dự án.
theo CafeLand