Quốc hội thông qua mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2020 khoảng 6,8%

Alomuabannhadat - Sáng nay (11/11), Quốc hội đã thông qua nghị quyết kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 với mục tiêu GDP là 6,8%, lạm phát dưới 4%.

Nghị quyết gồm 4 điều, quyết nghị mục tiêu tổng quát, 12 chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.

STT Các chỉ tiêu Mục tiêu (%)
1 Tổng sản phẩm trong nước (GDP)  6,8
2 Tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân (CPI)  
3 Tổng kim ngạch xuất khẩu  7
4 Tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu   
5 Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội  33-34% GDP
6

Hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều); 

riêng các huyện nghèo

1-1,5

4

7 Thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị  

Lao động qua đào tạo;

Lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ 

65

25

9 Số giường bệnh trên một vạn dân  28 giường 
10 Số dân tham gia bảo hiểm y tế 90,7
11 Khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường 90
12 Che phủ rừng  42

Theo đó GDP, CPI, kim ngạch xuất khẩu, tỷ lệ nhập siêu đều không cao hơn 2019.

Về GDP, Chính phủ đề xuất tăng khoảng 6,8% (2019 chỉ tiêu này là 6,6-6,8%). Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2020 được xây dựng trên cơ sở kết quả ước thực hiện của năm 2019, dự báo về bối cảnh, tình hình của năm 2020 còn nhiều biến động khó lường, tính toán, cân đối các nguồn lực cũng như tham khảo đánh giá của một số tổ chức quốc tế.

Từ đó, Chính phủ báo cáo Quốc hội mục tiêu tăng GDP năm 2020 khoảng 6,8% là mức tăng hợp lý.

Bên cạnh GDP, Quốc hội cũng thông qua tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân (CPI) dưới 4%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 7%; tỉ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu dưới 3%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33-34% GDP.

Đáng chú ý, Nghị quyết tiếp tục nhắc đến vấn đề cổ phần hoá doanh nghiệp trong thời gian qua và xem đây là nhiệm vụ trọng trong năm 2020.

Cụ thể, tiếp tục thực hiện việc cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, tập trung tháo gỡ vướng mắc trong cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước theo lộ trình, bảo đảm công khai, minh bạch và nâng cao hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp sau cổ phần hóa, tối đa hóa lợi ích nhà nước và xử lý kiên quyết, dứt điểm các dự án, doanh nghiệp thua lỗ, kém hiệu quả.

theo CafeLand

  • Facebook
  • Chia sẻ

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Đọc thêm

Có nên mua bán, chuyển nhượng bất động sản trả chậm, trả dần
Những quy định về đấu giá bất động sản mới nhất
Điều kiện thành lập đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản
Các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Kinh nghiệm pháp lý liên quan đến hợp đồng thuê văn phòng
Pháp lý về quyền sở hữu và thực thi chuyển giao quyền sở hữu
Hợp đồng chuyển nhượng đất đai và quyền sử dụng đất đai
Thông tin quan trọng cần lưu ý về hợp đồng mua bán nhà đất
Những điều cần biết về hợp đồng thuê đất 2022
Lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất