Samsung đưa 200 doanh nghiệp phụ trợ vào Việt Nam, tín hiệu vừa vui, vừa buồn

Alomuabannhadat - Chia sẻ tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2018, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI), cho biết sắp tới Samsung sẽ đưa 200 nhà cung ứng phụ tùng vào Việt Nam. Đây vừa là tín hiệu vui lại vừa buồn.

Phát triển công nghiệp phụ trợ, cắm sâu rễ của doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nội địa vốn là một trong 4 định hướng lớn nhất khi thu hút FDI của Chính phủ. Nhưng để hiện thực hoá mục tiêu trên, dường như vẫn còn nhiều rào cản lớn, không chỉ từ phía khách quan mà còn do chủ quan năng lực doanh nghiệp Việt chưa đáp ứng được yêu cầu của đối tác.

Kết nối lỏng lẻo, lỗi tại ai?

Công ty Samsung Thái Nguyên

Đóng góp tham luận tại VBF, ông Lộc một lần nữa nhắc lại câu chuyện trên nhằm tìm giải pháp để không có “hai nền kinh tế trong một quốc gia”. Ông Lộc cho biết sắp tới Samsung sẽ đưa 200 nhà cung ứng phụ tùng vào Việt Nam để cung ứng dịch vụ cho doanh nhiệp này.

 “Đây là tín hiệu vừa vui lại vừa buồn. Vui vì ngành công nghiệp phụ trợ trong nước sẽ được gia tăng, nhưng lại buồn vì giá như không phải 200 doanh nghiệp nước ngoài vào mà là 200 doanh nghiệp Việt Nam làm hỗ trợ cho Samsung thì tốt hơn”, ông Lộc băn khoăn.

Ông Lộc cũng bày tỏ mong muốn làm sao để có chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt để các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) của Việt Nam có thể lớn nhanh hơn, điển hình như chuỗi liên kết Samsung tại Thái Nguyên. Nó thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp FDI với nơi hợ tới đầu tư.

Ông Lộc cho biết, hiện các “ông lớn” FDI có những chương trình giúp DNVVN trong nước vươn lên. Điển hình như Samsung tạo các quỹ đào tạo hỗ trợ doanh nghiệp cả về công nghệ, quản trị và nâng cao trình độ doanh nghiệp để đáp ứng các yêu cầu tham gia chuỗi kết nối. Tuy nhiên, theo ông Lộc, nếu không có sự chủ động từ hai phía thì mãi là hai thế giới riêng.

Vị chủ tịch VCCI cho biết, VCCI từng có những chương trình nhằm kết nối FDI và khối doanh nghiệp trong nước. Nhưng FDI ngay trong “nhà” mà cũng không kết nối nổi. “Đồng ý là FDI đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế, nhưng đóng góp bền vững nhất của họ cho Việt Nam là làm sao thúc đẩy DNVVN của Việt Nam cùng phát triển qua các chương trình xã hội và nêu cao trách nhiệm của họ với nước sở tại”, ông Lộc nói.

Hiện nay, chỉ số thông minh của sinh viên Việt Nam đang được xếp hàng đầu trong khu vực và trên thế giới. “Không có lý gì mà Việt Nam không thể kết nối với các doanh nghiệp FDI. Nếu một doanh nghiệp chưa làm được thì các doanh nghiệp phải nắm tay nhau để làm kết nối. Cần làm sao nâng cao tính hiệu quả khi thu hút FDI, để cắm sâu rễ của doanh nghiệp nội địa. Đó mới là cách phát triển bền vững”, ông Lộc nhấn mạnh.

Dấu hỏi lớn về năng lực doanh nghiệp Việt

Cách đây không lâu, trong một buổi trò chuyện với TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT, trước câu hỏi “liên kết giữa FDI và doanh nghiệp Việt đang ở đâu?”, ông Thắng lắc đầu và cho rằng câu chuyện này rất nan giải.

Theo ông Thắng, việc phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, kết nối doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước là một yêu cầu quan trọng hàng đầu trong định hướng thu hút FDI. Nhưng để kết nối được doanh nghiệp Việt và doanh nghiệp FDI là vô cùng khó khăn, đòi hỏi rất nhiều yếu tố mà hiện doanh nghiệp Việt chưa làm được như: công nghệ, trình độ quản lý, con người để tiếp thu công nghệ…

“Với cơ cấu 97% doanh nghiệp Việt hiện nay là DNVVN thì việc kết nối này là rất nan giải. Có lẽ cách duy nhất để làm được là sự hợp lực giữa các doanh nghiệp với nhau để tạo thành sức mạnh lớn hơn và cùng nhau hướng tới mục tiêu chung”, ông Thắng hiến kế.

Theo một số liệu được công bố mới đây của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), một trong những lý do quan trọng để năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam xếp hạng không cao là sự kết nối lỏng lẻo giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước.

Cụ thể, về năng lực hấp thụ công nghệ của Việt nam xếp thứ 93, hệ số chuyển giao công nghệ xếp thứ 89, độ thâm nhập sâu của FDI trong thị trường là 106. Theo thứ bậc này thì sự kết nối giữa FDI và doanh nghiệp Việt còn thua cả Lào và Campuchia.

Bày tỏ quan ngại về vấn đề này, ông Kim Heung Soo, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham), cho biết; “ Trong bản ghi nhớ được thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh Việt Nam – Hàn Quốc vào tháng 3 năm nay cũng nhấn mạnh vào sự hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ. Tuy nhiên thực tế, đại đa số các doanh nghiệp địa phương ở Việt Nam vẫn chưa thể sản xuất các sản phẩm phụ trợ đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp FDI”.

theo CafeLand

  • Facebook
  • Chia sẻ

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Đọc thêm

Có nên mua bán, chuyển nhượng bất động sản trả chậm, trả dần
Những quy định về đấu giá bất động sản mới nhất
Điều kiện thành lập đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản
Các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Kinh nghiệm pháp lý liên quan đến hợp đồng thuê văn phòng
Pháp lý về quyền sở hữu và thực thi chuyển giao quyền sở hữu
Hợp đồng chuyển nhượng đất đai và quyền sử dụng đất đai
Thông tin quan trọng cần lưu ý về hợp đồng mua bán nhà đất
Những điều cần biết về hợp đồng thuê đất 2022
Lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất