Thời tiết cả nước, đặc biệt là miền Bắc, đã bước vào giai đoạn khắc nghiệt, mưa nhiều, độ ẩm cao. Đây là thời điểm thuận lợi để cho nấm mốc phát sinh. Theo chuyên gia từ thương hiệu sơn Dulux, để ngăn ngừa nấm mốc, cần chọn được loại sơn phù hợp và kỹ thuật thi công đảm bảo hiệu quả.
Nấm mốc - kẻ thù của nhà đẹp
Do đặc điểm thời tiết nóng lạnh, mưa nắng thất thường và có những tháng mưa kéo dài, cộng thêm kỹ thuật xử lý chống thấm không tốt, các ngôi nhà ở Việt Nam thường dễ xuống cấp, đặc biệt là nhà ở miền Bắc.
Kể cả bức tường trong nhà, tuy không chịu tác động trực tiếp của thời tiết vẫn dễ dàng bị hư hỏng với những vết nấm mốc, loang đen, ố vàng do bị hơi ẩm thấm vào bề mặt, nước mưa ngấm qua tường. Đặc biệt, một số chung cư ở Hà Nội còn gặp tình trạng nấm mốc trong nhà do mưa lớn hắt qua khe cửa hay nước ngấm theo đường ống máy điều hòa, máy giặt, các ống thoát nước ở lô gia, khu vực bếp nấu.
Nấm mốc – những kẻ thù của nhà đẹp
Chuyển đến ở chung cư từ cuối năm 2018, anh Tuân (Hà Nội) giật mình khi phát hiện ra những vết rêu đen ở chân tường chỗ góc nhà, khu vực ít được chú ý đến. Anh nói: “Cửa sổ nhà tôi hướng Tây nên khi mưa lớn thường bị hắt. Từ năm ngoái đến giờ có mấy lần mưa to, mưa hắt qua khe cửa sổ vào rồi đọng nước chỗ chân tường mà tôi không để ý, giờ mới phát hiện ra một mảng đen ở chân tường, nhìn rất xấu”.
Hơn nữa, thời tiết miền Bắc phần lớn là ẩm ướt khiến cho nấm mốc càng có cơ hội hoành hành trên bề mặt tường. Vào những ngày nồm, với độ ẩm thường xuyên lên tới 80-90%, các bức tường bên trong nhà đều trở nên ẩm ướt, lớp sơn tường thường khó chống lại những tác nhân xấu xí này.
Muốn nhà đẹp, chọn vật liệu tốt và thi công đúng kỹ thuật
Lựa chọn sơn tốt và thi công đúng kỹ thuật sẽ bảo vệ tường nhà khỏi nấm mốc, vết bẩn
Theo chuyên gia của thương hiệu sơn Dulux, để nấm mốc không xuất hiện trên tường trong nhà cần đảm bảo các khâu xây dựng trước khi hoàn thiện bao gồm lựa chọn vật liệu và sơn phù hợp. Nếu không thực hiện tốt từ những khâu này, việc chạy theo để xử lý các hậu quả rất mất thời gian và không đảm bảo hiệu quả tuyệt đối, tường vẫn dễ bị mốc rêu lại khi gặp điều kiện phù hợp.
Chuyên gia này cho biết: “Các công nghệ sơn mới hiện nay đã cho phép lớp sơn chống được nấm mốc rất hiệu quả. Ví dụ, loại sơn cao cấp Dulux Ambiance 5IN1 ngoài tính năng có hiệu quả chống nấm mốc vượt trội. Thực tế sử dụng của khách hàng tại miền Bắc của chúng tôi cho thấy nếu được thi công đúng quy trình, sơn có thể bảo vệ bức tường trong nhà khỏi các vết nấm mốc, rêu, loang đen trong thời gian dài với điều kiện thông thường”.
Tuy nhiên, lựa chọn đúng sơn chỉ là một điều kiện cần. Để sơn phát huy được đầy đủ tính năng, chuyên gia cho hay cần có sơn lót phù hợp, thợ sơn phải có tay nghề vững và tuân thủ đúng các quy trình từ xử lý tường trước khi sơn đến từng bước hoàn thiện.
Ví dụ, một quy trình cơ bản bao gồm vệ sinh bề mặt thô kỹ, độ ẩm bề mặt phải dưới 16% hoặc để bề mặt tường khô từ 21- 28 ngày trong điều kiện bình thường, sơn lót bằng sơn chuyên dụng đi kèm với sơn phủ rồi mới sơn 2 lớp phủ màu hoàn thiện.
“Nếu không thi công đúng, sơn dù tốt vẫn bị bong tróc và không thể đảm bảo bảo vệ được bức tường khỏi các tác nhân gây hại do không có khả năng bám dính tốt lên bề mặt tường. Ví dụ, với sơn Dulux Ambiance 5in1 Superflexx, là dòng sơn mới nhất được nâng cao tính năng che phủ vết nứt vượt trội, chúng tôi luôn tư vấn cho khách hàng sử dùng kèm với sơn lót Dulux SuperSealer để chống kiềm, tạo độ bám dính cao. Đây là bộ đôi được thiết kế để ‘dành cho nhau’, giúp tối ưu hóa các tính năng và gia tăng hiệu quả mà chỉ cần thay thế sơn lót, hiệu quả khó có thể được như mong đợi”, chuyên gia nhận định.
Ngoài ra, chuyên gia cũng cho biết thêm, nên sơn vào những ngày khô ráo, độ ẩm thấp, nhiệt độ cao và không sơn khi bề mặt tường bị ướt để đảm bảo sơn bám dính tốt nhất.
theo CafeLand