Tập đoàn Dầu khí đã mất bao nhiêu tiền ở Venezuela?

Alomuabannhadat - Hơn 12.500 tỷ đồng, đó là con số ước tính mà Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã đổ vào Venezuela và gần như không thể thu hồi được. Con số này tương đương với giá trị khoảng 1,1 triệu tấn gạo, bằng 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2018 và đủ cho 5 triệu người ăn trong 1 năm. Số tiền này cũng lớn hơn nhiều so với vốn điều lệ của đại gia bất động sản Novaland, Đất Xanh, Khang Điền.

Trong mấy ngày gần đây hàng loạt tin xấu liên quan đến một số lãnh đạo của PVN một lần nữa xuất hiện. Tổng Giám đốc PVN từ chức, cựu Tổng giám đốc và một loạt lãnh đạo cao cấp của Tổng công ty Thăm dò dầu khí (PVEP – Công ty con của PVN) bị bắt. Không chỉ có vậy, mới đây Bộ Công an còn quyết định điều tra một số dấu hiệu vi phạm pháp luật trong việc thực hiện dự án đầu tư liên doanh phát triển khai thác và nâng cấp dầu khí lô Junin 2 của Venezuela của PVN.

Được biết vào giữa năm 2010, PVN đã ký hợp đồng lập liên doanh với Công ty Dầu khí quốc doanh Venezuela. Theo đó, PVEP sẽ liên doanh với Tổng công ty dầu khí Venezuela để thanh lập 1 liên doanh trong đó PVN nắm giữ 40% để thực hiện dự án “Dự án khai thác và nâng cấp dầu nặng lô Junin 2” có giá trị đầu tư đến 12,4 tỷ USD. Theo thỏa thuận PVN sẽ góp 1,241 tỷ USD vào liên doanh này trong giai đoạn đầu.

Đặc biệt, trong điều khoản hợp đồng PVN đã chấp nhận một điều khoản được xem là phi lý và vô cùng bất lợi cho PVN là sẽ trả cho cho Venezuela với mức 1 USD/thùng dầu trong vòng 30 tháng, bất kể Junin 2 có dầu hay không. Tổng số tiền mà PVN phải nộp đủ phí này là 584 triệu USD bằng tiền mặt. Trong khinh doanh thì đây là một rủi ro rất lớn bởi vì việc thành bại của liên doanh vẫn chưa rõ, nhưng PVN đã phải đóng một số tiền rất lớn vô điều kiện.

Thực tế, thì kết quả thăm dò tại Junin 2 trữ lượng dầu không như mong đợi. Khả năng có lợi nhuận khi khai thác dầu gần như không có. Không chỉ có vậy vào thời điểm đó tình hình kinh tế vĩ mô của Venezuela cũng cực kỳ rủi ro. Lạm phát nước này liên tục tăng cao và đồng tiền thì mất giá. Sang năm 2013, thì GDP nước này đã giảm hơn 50% và kinh tế đang dần sụp đổ.

Công ty Dầu khí quốc doanh Venezuela - đơn vị liên doanh với PVN cũng đang lâm vào tình trạng bi đát. Các tổ chức xếp hàng tín nhiệm quốc tế không xếp hàng đối với công ty này. Đặc biệt vào thời điểm này công ty đã sa thải thới 18.000 nhân viên mà hầu hết là chuyên viên giỏi và nhà quản lý chuyên nghiệp và thay thế thay thế vào đó gần 100.000 người thiếu trình độ, thân cận chính phủ. Điều này cho thấy đối tác của PVN đang trong tình trạng cực kỳ rủi ro.

Bất chấp những rủi ro hiện diện đó và sự khuyến cáo của rất nhiều chuyên gia và nhiều cơ quan chức năng trong nước, tháng 5 năm 2011, khi liên doanh chưa hoàn thành thủ tục đăng ký với cơ quan chức năng Venezuela, PVN đã chuyển 300 triệu USD cho phía đối tác. Tiếp theo 1 năm sau đó, PVN lại nộp cho Venezuela 142 triệu USD khác (đợt 2). Đến năm 2013, PVN đã phải quyết định không thực hiện đóng số tiền còn lại 142 triệu USD và chấp nhận mất toàn bộ số tiền 442 triệu USD tiền phí đã đóng trước đó. Như vậy, với số tiền  tiền "bonus” này cùng với 90 triệu USD tiền góp vốn, thì tổng số tiền PVN gần như đã mất trắng là 532 triệu USD. Số tiền này tính theo tỷ giá hiện nay có giá trị 12.500 tỷ đồng.

Theo Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn Dầu khí thì đến cuối năm 2017, tổng tài sản của PVN là 784.000 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 441.000 tỷ đồng, nợ vay là 192.000 tỷ đồng. Doanh thu năm 2017 đạt 271.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 38.000 tỷ đồng. 

Hiện PVN có 15 công ty con, trong đó có một số doanh nghiệp đã niêm yết như Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Tổng công ty khí Việt Nam (GAS – vốn hóa 194. .000 tỷ), Tổng công ty khoan và dịch vụ dầu khí (PVD), Phân bón và hóa chất dầu khí (DPM), Phân bón và dầu khí Cà Mau (DCM)..

Hơn 10.000  tỷ đồng mà PVN mất ở Venezuela chỉ chiếm một phần khá nhỏ trong khối tài sản của PVN. Tuy vậy, đây cũng có lẽ mới chỉ là một phần nhỏ trong những tổn thất tiềm năng của PVN. Những tổn thất từ hàng chục dự án đầu tư trong nước và cả nước ngoài có thể còn rất lớn. Điều đặc biệt là cách mà Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mất tiền là quá phi lý và rất khó hiểu.

theo CafeLand

  • Facebook
  • Chia sẻ

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Đọc thêm

Có nên mua bán, chuyển nhượng bất động sản trả chậm, trả dần
Những quy định về đấu giá bất động sản mới nhất
Điều kiện thành lập đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản
Các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Kinh nghiệm pháp lý liên quan đến hợp đồng thuê văn phòng
Pháp lý về quyền sở hữu và thực thi chuyển giao quyền sở hữu
Hợp đồng chuyển nhượng đất đai và quyền sử dụng đất đai
Thông tin quan trọng cần lưu ý về hợp đồng mua bán nhà đất
Những điều cần biết về hợp đồng thuê đất 2022
Lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất