Thủ tướng yêu cầu báo cáo về phản ánh dư nguồn cung xi măng

Alomuabannhadat - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Xây dựng và Tổng công ty công nghiệp Xi măng Việt Nam tiến hành rà soát và báo cáo về phản ánh báo động dư nguồn cung xi măng mà báo chí thông tin.

Theo số liệu thống kê của Vụ Vật liệu xây dựng, lượng tiêu thụ sản phẩm xi măng trong 10 tháng năm 2018 khoảng 85,23 triệu tấn, tăng 51% so với cùng kỳ năm 2017. Riêng Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (Vicem) tiêu thụ khoảng 23,87 triệu tấn, tăng 14% so với cùng kỳ.

Các chuyên gia dự báo sắp tới tiêu thụ xi măng sẽ tăng mạnh do dịp cuối năm nhiều dự án gấp rút xây dựng và thời tiết thuận lợi. Bên cạnh đó, việc Trung Quốc tạm dừng sản xuất và tăng cường nhập khẩu xi măng sẽ đẩy lượng xuất khẩu xi măng tiếp tục tăng do không gặp phải cạnh tranh của nội địa nước này.

Do đó, sản lượng tiêu thụ sản phẩm xi măng được dự báo sẽ vượt rất xa so với mục tiêu kế hoạch đề ra của cả năm.

Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế đưa ra nhận định, với tốc độ phát triển như hiện nay, chỉ trong thời gian ngắn ngành xi măng sẽ bị dư thừa nguồn cung. Bởi nếu tính các dự án đang tiến hành đầu tư, dự kiến hoàn thành trong năm nay, tổng công suất thiết kế toàn ngành đã lên đến gần 110 triệu tấn/năm.

Ngoài ra, các nhà máy xi măng đã đi vào sản xuất hiện nay cũng không ngừng đầu tư cải tiến kỹ thuật, công nghệ, nên năng lực sản xuất thực tế đến năm 2020 có thể lên tới 120 - 130 triệu tấn/năm.

Theo dự báo của Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA), tiêu thụ xi măng trong nước năm 2020 vào khoảng 82 triệu tấn, nghĩa là sẽ dư thừa 36-47 triệu tấn. Còn với khả năng tiêu thụ trong nước đến năm 2020 là 93 triệu tấn thì sẽ dư thừa khoảng 25-36 triệu tấn. 

Trước thực tế trên, VNCA đã đề nghị Chính phủ xem xét, chỉ đạo giãn tiến độ đầu tư các dự án xi măng mới từ nay đến năm 2025. Đồng thời đẩy mạnh đầu tư nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, áp dụng các công nghệ mới nhằm tiết kiệm tài nguyên khoáng sản,...

theo CafeLand

  • Facebook
  • Chia sẻ

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Đọc thêm

Có nên mua bán, chuyển nhượng bất động sản trả chậm, trả dần
Những quy định về đấu giá bất động sản mới nhất
Điều kiện thành lập đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản
Các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Kinh nghiệm pháp lý liên quan đến hợp đồng thuê văn phòng
Pháp lý về quyền sở hữu và thực thi chuyển giao quyền sở hữu
Hợp đồng chuyển nhượng đất đai và quyền sử dụng đất đai
Thông tin quan trọng cần lưu ý về hợp đồng mua bán nhà đất
Những điều cần biết về hợp đồng thuê đất 2022
Lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất