Vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản vào Việt Nam giảm mạnh trong năm 2020

Alomuabannhadat - Nhật Bản từng nguồn vốn đầu tư doanh nghiệp lớn nhất vào Việt Nam. Tuy nhiên, sau chín tháng đầu năm 2020, Nhật Bản đã rơi xuống vị trí thứ tư 2020, xếp sau các nước như Trung Quốc và Hàn Quốc.

Vốn đầu tư trực tiếp từ các công ty Nhật Bản vào Việt Nam đã giảm 43% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này là tương đối bất ngờ khi Nhật Bản thậm chí từng đứng đầu về tổng số vốn đầu tư tích lũy trong năm 2017 và 2018.

"Có vẻ như sẽ không có bất kỳ khoản đầu tư quy mô lớn nào của các công ty Nhật Bản trong tương lai", giám đốc điều hành một công ty tại Nhật Bản cho biết.

Sự sụt giảm này diễn ra ngay cả khi Nhật Bản đang cố gắng thiết lập quan hệ ngoại giao chặt chẽ hơn với Việt Nam. Thủ tướng Yoshihide Suga đã chọn Việt Nam là một trong những điểm đến cho chuyến công du chính thức đầu tiên trong tuần này. Bên cạnh đó, chính quyền của ông đã thiết lập một chương trình hỗ trợ để khuyến khích các công ty Nhật Bản đa dạng hóa mạng lưới cung ứng vào khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

Đại dịch Covid-19 đã gây ra những tác động tiêu cực tới nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 9 tháng đầu năm 2020 giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 21,2 tỷ USD. Tỷ lệ sụt giảm của vốn FDI từ Nhật Bản thậm chí còn cao hơn mức trung bình. Các khoản đầu tư mới của Nhật Bản vào Việt Nam đã giảm tới 70%, xếp sau cả những khu vực như Đài Loan và Hồng Kông.

Trong khi đó, Trung Quốc đang dần chiếm được vị thế mới. Đất nước đông dân nhất thế giới đã dẫn đầu cả về hai yếu tố là khoản chi tiêu và đầu tư mở rộng trong nửa đầu năm 2019. Các công ty Trung Quốc cũng được cho là sẽ tăng cường đầu tư vào Việt Nam thông qua một số tập đoàn tài chính của Singapore và Hồng Kông.

Hàn Quốc hiện nay vẫn là nguồn đầu tư doanh nghiệp lớn nhất vào Việt Nam. Tập đoàn Samsung Electronics đã bắt đầu các hoạt động sản xuất và kinh doanh tại nước ta từ năm 2009. Hiện nay, quy mô của tập đoàn này thậm chí còn được nhân rộng lên nhiều lần. Một tập đoàn khác của Hàn Quốc là  LG Electronics đã chuyển hoạt động sản xuất sang Việt Nam. Các công ty Hàn Quốc khác cũng đẩy mạnh tiến độ đầu tư trong các lĩnh vực như bất động sản, khách sạn và bán lẻ.

Khoảng 200.000 người Hàn Quốc được cho là đang làm việc tại Việt Nam, gấp 10 lần so với Nhật Bản. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có nhiều người Hàn Quốc đang sinh sống và làm việc nhất.

Trước bối cảnh hiện nay, chính phủ nước ta đang tăng cường hợp tác và đẩy mạnh mối quan hệ với Hàn Quốc.

Vào cuối tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã mời Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam, cũng như các giám đốc điều hành của Samsung và các tập đoàn khác của Hàn Quốc đến đối thoại. Thủ tướng phát biểu: "Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam, và chúng tôi muốn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các bạn". Bên cạnh đó, đối với những chặng bay quốc tế, Hàn Quốc là một trong số những quốc gia được Việt Nam mở lại sớm nhất.

"Thành thật mà nói, chúng tôi hy vọng có cơ hội làm việc với các công ty Nhật Bản nhưng họ thường đưa ra quyết định quá chậm", giám đốc một tập đoàn của Việt Nam cho biết. Sự phụ thuộc vào nhiều bên khác nhau kết hợp với sự khó khăn trong việc đi lại đã khiến Nhật Bản tụt lại phía sau so với Hàn Quốc.

Nhiều công ty trên thế giới cũng đang xem xét dịch chuyển chuỗi cung ứng của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam trong bối cảnh mối quan hệ Mỹ - Trung đang ngày một căng thẳng. Các quyết định nhanh chóng có thể là cách tốt nhất giúp Nhật Bản bắt kịp những quốc gia khác.

theo CafeLand

  • Facebook
  • Chia sẻ

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Đọc thêm

Có nên mua bán, chuyển nhượng bất động sản trả chậm, trả dần
Những quy định về đấu giá bất động sản mới nhất
Điều kiện thành lập đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản
Các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Kinh nghiệm pháp lý liên quan đến hợp đồng thuê văn phòng
Pháp lý về quyền sở hữu và thực thi chuyển giao quyền sở hữu
Hợp đồng chuyển nhượng đất đai và quyền sử dụng đất đai
Thông tin quan trọng cần lưu ý về hợp đồng mua bán nhà đất
Những điều cần biết về hợp đồng thuê đất 2022
Lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất