Vốn FDI vào Việt Nam dự kiến sẽ tăng nhanh trong thời gian tới

Alomuabannhadat - Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) cho ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng nhanh trong thời gian tới do nhiều công ty nước ngoài thành lập các cơ sở sản xuất và phát triển chuỗi cung ứng tại Việt Nam.

Thành phố Hồ Chí Minh đã vượt quá mục tiêu đề ra về vốn FDI cho năm 2020 bất chấp những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra. Cụ thể, TP. Hồ Chí Minh đã nhận được khoảng hơn 591 triệu USD trong 10 tháng đầu năm 2020, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, theo Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP.HCM (HEPZA).

Ông Hứa Quốc Hùng, Trưởng ban quản lý HEPZA cho biết việc đầu tư tập trung vào đa lĩnh vực được chính quyền thành phố ưu tiên, bao gồm cả ngành công nghiệp hỗ trợ.

Công ty có vốn đầu tư của Nhật Bản, Nikkiso Vietnam MFG đã đầu tư thêm 3 triệu USD vào việc xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị y tế tại Khu chế xuất Tân Thuận nhằm mục đích rộng sản xuất.

Một số tỉnh thành khác ở phía Nam cũng đã cấp phép cho các dự án lớn của những doanh nghiệp nước ngoài ở lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trong năm nay.

Tỉnh Bình Dương đã cấp phép cho liên doanh 20 triệu USD của Singapore’s Ever Giant International Pte Ltd tại Khu công nghiệp Bàu Bàng và dự án 30 triệu USD của Singapore’s Sung Shin Tech Ltd tại Khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B.

Theo Ban quản lý các khu công nghiệp, phần lớn vốn FDI vào tỉnh Đồng Nai trong năm nay đã được đổ vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Nhiều công ty nước ngoài hoạt động trên lĩnh vực này ở địa bàn tỉnh đã tăng cường đầu tư. Công ty Schaffler của Đức có trụ sở tại Khu công nghiệp Amata đã duyệt chi thêm 50 triệu USD, trong khi tập đoàn Chang Shin của Hàn Quốc tại Khu công nghiệp Thạnh Phú đã tăng vốn đầu tư thêm 87 triệu USD.

Vào tháng 10 vừa qua, Khu Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh đã ký một thỏa thuận với lãnh đạo các khu chế xuất và công nghiệp trong Khu kinh tế trọng điểm phía Nam. Khu này sẽ bao gồm TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu nhằm phát triển mạng lưới hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp quy mô vừa và nhỏ bằng cách thúc đẩy liên kết vùng.

Theo Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (Jetro), 15 trong số 30 doanh nghiệp của nước này đã chọn Việt Nam làm điểm đến trong công cuộc đa dạng hóa các chuỗi cung ứng của họ sang khu vực Đông Nam Á.

Theo báo cáo về thị trường bất động sản công nghiệp do công ty bất động sản Savills Việt Nam công bố gần đây, Việt Nam đã trở thành cơ sở sản xuất thay thế được yêu thích về cả cơ sở vật chất lẫn chi phí lao động.

Báo cáo cho biết thêm, các công ty đa quốc gia hoạt động trong ngành sản xuất các thiết bị điện tử đang chịu áp lực lớn từ việc phải cắt giảm chi phí. Vì vậy, họ sẽ tiếp tục chọn Việt Nam làm điểm đến tiềm năng để đặt các chuỗi sản xuất và cung ứng mới.

theo CafeLand

  • Facebook
  • Chia sẻ

Mọi thông tin bài vở hoặc ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: info@alomuabannhadat.vn; Đường dây nóng: 0942.825.711.

Đọc thêm

Có nên mua bán, chuyển nhượng bất động sản trả chậm, trả dần
Những quy định về đấu giá bất động sản mới nhất
Điều kiện thành lập đơn vị kinh doanh dịch vụ bất động sản
Các thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bất động sản
Kinh nghiệm pháp lý liên quan đến hợp đồng thuê văn phòng
Pháp lý về quyền sở hữu và thực thi chuyển giao quyền sở hữu
Hợp đồng chuyển nhượng đất đai và quyền sử dụng đất đai
Thông tin quan trọng cần lưu ý về hợp đồng mua bán nhà đất
Những điều cần biết về hợp đồng thuê đất 2022
Lưu ý về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất